Báo Cáo Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1:

    GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU


    1.1 Lý do chọn đề tài:

    Ngày nay, hầu hết các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan ban ngành đều chú trọng phát triển nguồn nhân lực vì người lao động (NLĐ) là nhân tố quyết định thành bại của tổ chức. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực ở Việt Nam tuy dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn hạn chế. Vấn đề chiêu mộ nhân tài đã khó, giữ chân họ ở lại với tổ chức càng khó hơn. Vì thế, vấn đề thỏa mãn của NLĐ đối với tổ chức cần hết sức được quan tâm.

    Có rất nhiều yếu tố làm NLĐ thỏa mãn với tổ chức mà tận tâm cống hiến như: môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, lương và thưởng Trong đó, lương và thưởng là một trong những vấn đề chính yếu để giữ chân NLĐ nghĩa là khi nhân viên cảm thấy rằng mình được trả lương cao, công bằng và tương xứng với năng lực làm việc thì họ sẽ làm việc tốt hơn, tăng hiệu quả công việc. Khi năng suất lao tăng, lợi ích của doanh nghiệp sẽ tăng theo, từ đó giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và có thể tồn tại vững chắc hơn.

    Nắm bắt được vấn đề trên, tác giả muốn thực hiện một cuộc khảo sát để hiểu được sự hài lòng về lương, thưởng của nhân viên ở Chi cục Thuế thành phố (TP.) Long Xuyên. Cụ thể là tìm hiểu rõ hơn nguyện vọng về tiền lương, thưởng để tổ chức trả công cho người lao động một cách xứng đáng, công bằng hơn. Hơn thế nữa, khi người lao động được đảm bảo về mặt lợi ích, họ sẽ hăng hái làm việc hơn, tạo ra sự gắn kết về mặt lợi ích của cán bộ, nhân viên và tổ chức. Từ đó, họ sẽ nâng cao trách nhiệm của mình với tổ chức.

    Nghiên cứu đề tài trên, tác giả mong muốn mang đến những lợi ích cho cán bộ, nhân viên cũng như Chi cục Thuế Long Xuyên về việc nâng cao hiệu quả quản lý, xúc tiến khả năng làm việc của cán bộ, nhân viên để mang đến cho ngân sách Nhà nước nguồn thu cao nhất có thể.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

    Nghiên cứu cần xác định rõ:

    1. Thực trạng lương, thưởng tại Chi cục Thuế.

    2. Tìm hiểu mong muốn của cán bộ, nhân viên về lương, thưởng.

    3. Mức độ hài lòng của cán bộ, nhân viên về lương thưởng đối với Chi cục Thuế.

    1.3 Phạm vi nghiên cứu:

    Nghiên cứu sự thỏa mãn về lương thưởng của Cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc tại Chi cục Thuế trong biên chế (145 người).

    Trong nghiên cứu này, tác giả không khảo sát những Cán bộ ngoài biên chế (Cán bộ làm việc theo hợp đồng) vì số lượng không ổn định, rất khó quản lý.


    1.4 Phương pháp nghiên cứu:

    Nghiên cứu thực hiện qua các giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

    - Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu.

    - Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu bằng cách phát bản hỏi và hướng dẫn Cán bộ, nhân viên trả lời. Mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng ở tất cả các phòng ban tại Chi cục Thuế.

    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu:

    Nghiên cứu đề tài giúp Chi cục Thuế thấy được nguyện vọng của Cán bộ, nhân viên về một chính sách lương, thưởng hợp lý. Từ đó ban lãnh đạo sẽ có kế hoạch về chính sách thưởng hiệu quả hơn. Tạo được niềm tin của NLĐ đối với tổ chức. Khi đó Cán bộ, nhân viên sẽ cống hiến hết mình cho Chi cục Thuế.

    Hơn nữa, đề tài trên có thể giúp Chi cục Thuế làm tài liệu tham khảo để đưa ra chính sách thưởng hợp lý hơn nhằm đem đến lợi ích vật chất cũng như tinh thần của NLĐ, mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.

    Tác giả hy vọng nghiên cứu này được áp dụng vào thực tế để sự cống hiến của NLĐ được đền đáp xứng đáng, nâng cao mức sống của Cán bộ, nhân viên Nhà nước bởi vì chính họ là nền tảng phát triển đất nước. Khi NLĐ được thỏa mãn họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, đặt lợi ích tổ chức lên hàng đầu. Từ đó, nguồn thu về ngân sách Nhà nước sẽ tăng. Làm cho dân giàu nước mạnh.

    1.6 Cấu trúc nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu có bố cục như sau:

    Chương 1: giới thiệu nghiên cứu.

    Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu.

    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

    Chương 4: Giới thiệu Chi cục Thuế TP. Long Xuyên.

    Chương 5: Kết quả nghiên cứu.

    Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

    Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...