Thạc Sĩ Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 201
    3

    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
    DANH MỤC CÁC HÌNH . 5
    DANH MỤC CÁCBẢNG 6
    MỞ ĐẦU . 7
    1.Lí do chọn đề tài 7
    2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 9
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 9
    4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
    5.Phương pháp nghiên cứu 10
    6. Phạm vi nghiên cứu 12
    Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU 13
    1.1.Tổng quan: 13
    1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài . 13
    1.1.2.Các nghiên cứu trong nước . 15
    1.2. Cơ sở lí thuyết nghiên cứu 18
    1.2.1. Bài giảng có ứng dụng CNTT – Loại hình dịch vụ giáo dục 19
    1.2.1.1. Khái niệm về bài giảng có ứng dụng CNTT . 19
    1.2.1.2.Bài giảng có ứng dụng CNTT – một loại hình dịch vụ . 23
    1.2.1.3. Chất lượng của dịch vụ bài giảng có ứng dụng CNTT 28
    1.2.2. Lí thuyết về sự hài lòng 33
    1.2.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài . 34
    Chương 2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Địa bàn nghiên cứu 38
    2.2. Thiết kế nghiên cứu . 40
    2.3. Thiết kế công cụ đo lường . 41
    2.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu . 44

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
    3.1 Phân tích và đánh giá thang đo . 47
    3.1.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA . 47
    3.1.2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 54
    3.1.3. Mô hình thang đo điều chỉnh . 57
    3.2 Thống kê mô tả kết quả khảo sát . 59
    3.2.1. Nhân tố nội dung bài giảng có ứng dụng CNTT . 59
    3.2.2. Nhân tố phương pháp dạy học bài giảng có ứng dụng CNTT 60
    3.2.3. Nhân tố kĩ thuật thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT . 61
    3.2.4. Nhân tố hình thức thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT 62
    3.2.5. Nhân tố sự hài lòng của sinh viên 63
    3.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 64
    3.3.1. Phân tích hệsố tương quan Pearson . 64
    3.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội 65
    3.3.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 65
    3.3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình . 66
    3.3.2.3. Dò tìm các vi phạm giả định của mô hình 66
    3.3.3 Kiểm định nhóm giả thuyết về quan hệ của các thành phần của bài
    giảng có ứng dụng CNTT đến sự hài lòng của SV 72
    3.3.4 Kiểm định sự phù hợp mô hình nghiên cứu 73
    3.3.5. Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất
    lượng bài giảng có ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân 74
    3.3.6. Kiểm định nhóm giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của SV
    theo đặc điểm cá nhân 80
    KẾT LUẬN . 85




    MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài

    Thứ nhất, thếkỷ 21 có sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng
    công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin
    (Communication technology). Rất nhiều lĩnh vực trong xã hội được “tin học
    hóa”. Trong giáo dục, công nghệ thôngtin đã được đưa vào ứng dụng trong
    cả công tác quản lí, giảng dạy và học tập. Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả
    của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn
    giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, đã cho thấy việc ứng dụng
    CNTT trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục.
    Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã trở
    thành chủ trương lớn của toàn ngành giáo dục. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT
    của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào
    tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp,
    phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một
    xã hội học tập”[2]; Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ban hành ngày 30/9/2008
    nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương
    pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục, góp phần nhằm
    nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
    và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có nghĩa quyết
    định sự phát triển CNTT của đất nước”[3]. Toàn ngành giáo dục đã từng
    bước ứng dụng CNTTvào công tác điều hành quản lí giáo dục, công tác dạy
    học ở từng cấp học. Trong đó, dạy học có ứng dụng CNTTđược sử dụng rộng
    rãi.
    Không nằm ngoài xu thế đó, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
    đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn sử dụng CNTT cho toàn thể cán
    bộ công chức, viên chức Nhà trường. Hầu hết giáo viên, giảng viên (sau đây
    viết tắt là GV) đãứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Tuy nhiên, thựctế
    đã có nhữnggiờdạyhọc,GV còn lạmdụngCNTT, sửdụngkhôngđúnglúc,
    đúngchỗ,không phốihợpvớicácphươngtiệnkhác, làm cho giờdạyhọcthụ
    động,ít có kiếntạotri thức,họcsinh học "nhưxem phim", trong khi CNTT

    chỉ là phươngtiệndạyhọc. Ngượclạicũngcó GV còn coi nhẹviệcsửdụng
    CNTT vào dạyhọc,hoặcsửdụngnó chỉ để "thay bảng đen"không phát huy
    đượckhả năngcủa phươngtiệndạyhọcnày. Cho nên việc ứngdụngCNTT
    vào giảngdạylà cầnthiết nhưngviệc ứngdụngnày mang lạihiệuquả nhưthế
    nào?; Mức độ hài lòng của sinh viên về việc ứng dụng đó ra sao đang là vấn
    đề ?
    Thứ hai,vấn đề lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng
    dạy của giảng viên ở Việt Nam còn khá mới mẻ cả về lí luận lẫn thực tiễn.
    Kết luận tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 05 tháng
    01 năm 2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn
    Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Về giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và
    đang tiếp tục ban hành quy chế giảng viên và chuẩn giảng viên cho từng vị trí
    công tác. Tất cả giảng viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên
    cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chuyên
    môn, kĩ năng sư phạm, năng lực quản lí giáo dục [54]. Bắt đầu từ năm 2008,
    thực hiện công văn số 1276/BGD-ĐT/NG ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng
    Giáo dục Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh
    viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên” [4] thì việc phản hồi của sinh
    viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên mới thực hiện ở một số trường
    đại học và cao đẳng trong cả nước.Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng
    việc lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của GV là một xu thế tất
    yếu và là một việc làm bắt buộc đối với một cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo và
    nâng cao chất lượng giáo dục.
    Đứng trước thực tế đó, tác giảchọn và thực hiện đề tài “Khảo sát mức
    độ hài lòng của sinh viên về bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin
    trong hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
    ”.
    Ý nghĩa lý luận của đềtài nghiên cứu
    Những kết quả nghiên cứu này có thể minh họa thêm cho các lí thuyết
    về sự hài lòng của khách hàng –người học vào các hoạt động thuộc lĩnh vực
    giáo dục nói chung và giáo dục đại học cao đẳng nói riêng.
    Ý nghĩa thực tiễn của đềtài nghiên cứu
    Đề tài kiểm chứng và làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
    lòng của sinh viên đối với bài giảng có ứng dụng CNTT, góp phần nâng cao
    hiệu quả công tác giảng dạy, một thành tố quan trọng nâng cao chất lượng đào
    tạo của nhà trường.
    2.Mục tiêu nghiên cứu của đềtài
    Nghiên cứu này sẽ tập trung vào các mục tiêusau đây:
    -Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với
    bài giảng có ứng dụng CNTT.
    -Xây dựng mô hình thang đo về các nhân tố tác động đền sự hài lòng
    đối với bài giảng có ứng dụng CNTT.
    -Xác định tầm quan trọng của từng nhân tố đối với sự hài lòng của sinh
    viên.
    3.Đối tượng và khách thểnghiên cứu
    -Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố của bài giảng có ứng dụng CNTT
    trong hoạt động dạy học đem đến sự hài lòng cho sinh viên.
    - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học năm 2 và 3, bậc học cao
    đẳng hai ngành Bảo vệ thực vật và dịch vụ thú y đang đào tạo tại nhà trường.
    4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
    Câu hỏi nghiên cứu
    - Những nhân tố nào của bài giảng có ứng dụng CNTT hoạt động dạy
    học của giảng viên đem đến sự hài lòng cho sinh viên?
    - Sinh viên hài lòng như thế nào đối với những nhân tố của bài giảng có
    ứng dụng CNTT hoạt động dạy học của giảng viên?
    Giảthuyết nghiên cứu
    - Giảthuyết vềquan hệcủa các thành phần của bài giảng có ứng
    dụng CNTT đến sựhài lòng của sinh viên
    H1:Những thành phần của bài giảng có ứng dụng CNTT trong hoạt
    động dạy học của giảng viên có mối tương quan thuận với sự hài lòng của
    sinh viên.
    - Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng bài giảng có
    ứng dụng CNTT theo đặc điểm cá nhân của sinh viên:
    H2: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảng có ứng dụng
    CNTT theo Giới tính.
    H3: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảngcó ứng dụng
    CNTT theo Khóa học.
    H4: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng bài giảngcó ứng dụng
    CNTT theo Ngành học.
    - Giả thuyết về sự khác biệt ở sự hài lòng của sinh viên theo đặc điểm
    cá nhân của sinh viên:
    H5: Có sự khác biệt về sựhài lòng của SV theo Giới tính.
    H6: Có sự khác biệt về sựhài lòng của SVtheo Khóa học.
    H7: Có sự khác biệt về sựhài lòng của SVtheo Ngành học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...