Luận Văn Khảo sát một số vấn đề về sự thế Electrophin và Nucleophin vào axit Benzoic (C6H5COOH) bằng lý thuyế

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 17/2/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    Việc áp dụng phương pháp HHLT vào nghiên cứu cấu trúc và tính chất của các chất có ý nghĩa rất lớn cả về lý thuyết và thực tiễn. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học đã hoàn thiện thêm các phương pháp tính và cho phép giải các bài toán lượng tử lớn, mở ra nhiều triển vọng cho lĩnh vực nghiên cứu của HHLT . Các phần mềm được sử dụng trong tính toán HHLT ngoài việc xác định cấu trúc và đưa ra các tham số HHLT còn làm sáng tỏ nhiều cơ chế phản ứng, giải thích đúng đắn các quy luật hoá học, kiểm tra thực nghiệm, định hướng thực nghiệm. Hơn thế nữa, nó còn thực hiện một số nghiên cứu mà thực nghiệm không thể tiến hành được như dự đoán một số kết quả, khảo sát các trạng thái chuyển tiếp, các hợp chất trung gian có thời gian tồn tại ngắn .
    HHLT đã và đang thâm nhập vào Hoá học hữu cơ (HHHC) vốn là một môn học chủ yếu là mô tả, các quy luật sâu sắc, càng có cơ sở lý thuyết vững vàng, giúp cho việc dạy và học HHHC có được bản chất, quy luật và nhất là định lượng, tạo điều kiện cho HHHC phát triển mạnh mẽ, ngày càng có nhiều ứng dụng sâu rộng trong khoa học công nghệ và đời sống. Các quy luật phản ứng thế vào một số hợp chất hữu cơ là những quy luật thực nghiệm được hình thành hơn 100 năm nayđược sử dụng nhiều trong nghiên cứu và giảng dạy HHHC. Tuy nhiên cho đến nay, tài liệu công bố số liệu để giải thích và làm rõ những quy luật trên chưa nhiều.
    Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học là giúp cho người học tự chủ động nắm bắt kiến thức, phát huy tính chủ động tư duy, sáng tạo của mình bằng việc tự học, tự nghiên cứu, để nắm bản chất, quy luật và có định lượng.
    Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Khảo sát một số vấn đề về sự thế Electrophin và Nucleophin vào axit Benzoic (C6H5COOH) bằng lý thuyết Hoá học lượng tử”.
    Luận văn gồm các phần : mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung chính gồm 3 chương:
    • Chương 1. Cơ sở.
    • Chương 2. Tổng quan.
    • Chương 3. Phương pháp, kết quả tính và thảo luận.
    II. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    II.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    1. Chọn hệ chất nghiên cứu.
    2. Chọn phương pháp tính phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
    3. Xác định các tham số Hóa học lượng tử cho hệ chất nghiên cứu như: hình học phân tử, sự phân bố mật độ điện tích, năng lượng, trạng thái lai hóa
    4. Từ kết quả tính thảo luận về hướng thế electrophin, nucleophin đối chiếu với quy luật phản ứng thế và kết luận.
    5. Từ kết quả tính thảo luận về khả năng thế của tác nhân thế electrophin, nucleophin đối chiếu với quy luật phản ứng thế và kết luận.
    II.2. Phương pháp nghiên cứu.
    1. Học tập cơ sở lý thuyết của đề tài bao gồm:
    Cơ sở Hoá học lượng tử.
    Cơ sở lý thuyết Hoá học hữu cơ.
    Phương pháp tính
    2. Lựa chọn phương pháp tính để tính các tham số lượng tử như năng lượng, độ dài liên kết, góc liên kết, góc phẳng, góc vặn, sự phân bố mật độ điện tích, trạng thái lai hóa cho các chất tham gia, các sản phẩm trung gian, sản phẩm tạo thành theo các hướng khác nhau. Dựa vào kết quả tính để:
    Dự đoán hướng thế theo cơ chế electrophin vào nhân thơm và so sánh với thực nghiệm, đối chiếu với quy luật phản ứng thế.
    Tìm quy luật liên hệ giữa cấu tạo và điện tích, giữa cấu tạo và năng lượng để rút ra kết luận về hướng thế theo cơ chế electrophin, nucleophin vào nhân thơm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...