Thạc Sĩ Khảo sát một số tác dụng dược lý của các cao chiết và saponin chiết từ thân rễ cây Cát lồi (Costus s

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 29/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Estrogen đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học như phát triển, sinh sản và chuyển hóa. Estrogen có một phạm vi tác động rộng trên tim mạch, hệ cơ-xương, miễn dịch và hệ thống thần kinh trung ương. Thiếu hụt estrogen ở cả phụ nữ hậu mãn kinh hay những phụ nữ cắt tử cung cũng như buồng trứng đều mang lại nhiều hậu quả khó khắc phục. Thời kỳ đầu mãn kinh gây ra triệu chứng bốc hỏa làm giảm chất lượng sống của người phụ nữ. Hơn nữa, phụ nữ hậu mãn kinh còn đối diện với nhiều nguy cơ bao gồm rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch, loãng xương, mất trí nhớ ngắn hạn
    Sự can thiệp bằng thuốc, chủ yếu là liệu pháp hormone thay thế - HRT, là một sự lựa chọn ở những phụ nữ mãn kinh vào những năm thập niên 80. Nhưng sau khi những phát hiện từ nghiên cứu của WHI (Women’s Health Initiative Study, 2002) về nguy cơ từ HRT được công bố, việc sử dụng HRT ở Mỹ đã giảm đáng kể. Đa số phụ nữ sau đó đã chuyển sang sử dụng những liệu pháp khác trong đó gồm liệu pháp phytoestrogen-estrogen từ thực vật [13].
    Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng thiếu estrogen còn liên quan đến hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome), được mô tả là béo phì vùng bụng, kháng isulin và rối loạn lipid, từ đó có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch và đái tháo đường [16]. Ở những phụ nữ hậu mãn kinh mắc bệnh đái tháo đường type 2, liệu pháp thay thế estrogen cũng như phytoestrogen được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ. Nhiều bằng chứng cho thấy các phytoestrogen có thể đóng vai trò có ích trong béo phì và đái tháo đường. Một vài nghiên cứu gợi ý rằng phytoestrogen, có thể do có cấu trúc tương tự estradiol, có tác động giúp cân bằng glucose, cải thiện sự tiết insulin và sự chuyển hóa lipid [12].
    Cát lồi tên khoa học là Costus speciosus Koenig Smith, còn gọi là mía dò, là loài thảo dược được sử dụng nhiều trong y học và thú y. Nghiên cứu của Singh S. và cs. (1972) cho thấy saponin từ thân rễ Cát lồi có tác dụng giống estrogen, làm tăng trọng lượng tử cung và thay đổi sự tăng sinh trong tử cung ở liều 700 mg/kg.
    Cát lồi còn là nguồn diosgenin quan trọng. Diosgenin là một sapogenin steroid có cấu trúc tương tự như estradiol và được xem như một phytoestrogen. Tewari P.V. và cs. (1973) báo cáo rằng hoạt động estrogen của 1600 àg diosgenin phân tách từ Cát lồi gần như tương đương với lượng 150 àg neoclinestrol [49]. Ngoài ra, Cát lồi còn thể hiện tác dụng giảm đường huyết tốt trên mô hình đái tháo đường thực nghiệm [22], [23], [24], [38].
    Từ các nghiên cứu trên và nhằm mở rộng nguồn phytoestrogen ở Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số tác dụng dược lý của các cao chiết và saponin chiết từ thân rễ cây Cát lồi (Costus speciosus)” với các nội dung sau:
    - Khảo sát tác dụng estrogen của cao tổng Cát lồi và saponin toàn phần từ Cát
    lồi trên cơ địa chuột nhắt trắng non, chuột trưởng thành bình thường và chuột
    bị gây giảm năng sinh dục qua các chỉ tiêu:
     Sự xuất hiện giai đoạn động dục dương tính (estrus phase).
     Sự thay đổi trọng lượng tử cung(-buồng trứng).
     Sự thay đổi hàm lượng 17β-estradiol trong huyết tương.
     Sự thay đổi thể trọng.
    - Khảo sát tác dụng hạ đường huyết của cao tổng Cát lồi và saponin toàn phần
    từ Cát lồi trên mô hình giảm năng sinh dục đi kèm với gây tăng đường huyết
    bằng streptozotocin.

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH viii
    ĐẶT VẤN ĐỀ ix
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 1
    1.1. Giới thiệu về Cát lồi 1
    1.1.1. Phân loại – mô tả . 1
    1.1.2. Phân bố - sinh thái . 1
    1.1.3. Thành phần hóa học và các hợp chất trong thân rễ Cát lồi . 2
    1.1.4. Tính vị - công dụng theo y học cổ truyền 3
    1.1.5. Tác dụng của Cát lồi trên thực nghiệm 4
    1.1.6. Tác dụng kiểu estrogen của Cát lồi . 4
    1.1.7. Tác dụng giảm đường huyết của Cát lồi 5
    1.2. Estrogen . 5
    1.2.1. Giới thiệu . 5
    1.2.2. Sự điều hòa hormone thông qua trục H-P-G . 6
    1.2.2.1. Sự điều hòa hormone trong chu kỳ kinh nguyệt 6
    1.2.2.2. Sự điều hòa hormone trong dậy thì 7
    1.2.3. Cơ chế hoạt động của estrogen 8
    1.2.3.1. Cơ chế hoạt động ở mức độ phân tử 8 1.2.3.2. Các loại thụ thể estrogen 9
    1.2.4. Một số tác dụng của estrogen 10
    1.2.4.1. Tác dụng của estrogen trên tử cung . 10
    1.2.4.2. Tác dụng của estrogen trên sự cân bằng glucose . 12
    1.2.4.3. Tác dụng của estrogen trên các quá trình chuyển hóa khác 12
    1.2.4.4. Tác dụng kháng oxy hóa của estrogen . 13
    Huỳnh Nhã Vân
    ii
    1.2.5. Thiếu hụt estrogen trong mãn kinh 13
    1.2.5.1. Định nghĩa mãn kinh 13
    1.2.5.2. Estrogen – Progesterone ở thời kỳ mãn kinh . 14
    1.2.5.3. Hậu quả của mãn kinh . 15
    1.2.5.4. Liệu pháp hormone thay thế 16
    1.3. Phytoestrogen 16
    1.3.1. Giới thiệu . 16
    1.3.2. Cơ chế hoạt động của phytoestrogen . 17
    1.3.3. Một số tác động của phytoestrogen . 18
    1.3.3.1. Phytoestrogen và ER 18
    1.3.3.2. Phytoestrogen và sự sinh tổng hợp steroid 19
    1.3.3.3. Phytoestrogen và sự tăng trưởng- tăng sinh tế bào 20
    1.3.3.4. Phytoestrogen và đái tháo đường . 20
    1.3.4. Diosgenin . 21
    1.3.5. Các phương pháp đánh giá tác dụng estrogen của phytoestrogen . 22
    CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP . 24
    2.1. Nguyên liệu và phương pháp chiết xuất 24
    2.2. Đối tượng nghiên cứu 24
    2.3. Thiết bị - hóa chất 25
    2.3.1. Thiết bị . 25
    2.3.2. Hóa chất . 25
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 26
    2.4.1. Thử tinh khiết 26
    2.4.1.1. Xác định độ ẩm trong dược liệu 26
    2.4.1.2. Xác định độ tro 27
    2.4.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng 28
    2.4.3. Định lượng saponin bằng phương pháp cân 29
    2.4.4. Định lượng diosgenin trong dược liệu bằng HPLC-MS . 30
    2.4.5. Khảo sát độc tính cấp diễn đường uống và liều cho uống . 31
    Huỳnh Nhã Vân
    iii
    2.4.6. Phương pháp gây mô hình giảm năng sinh dục . 32
    2.4.7. Khảo sát tác dụng kiểu estrogen 32
    2.4.7.1. Phương pháp khảo sát chu kỳ động dục đầu tiên ở chuột non 33
    2.4.7.2. Phương pháp khảo sát chu kỳ động dục 34
    2.4.7.3. Phương pháp khảo sát trọng lượng tử cung (phương pháp Atswood) . 35
    2.4.7.4. Khảo sát nồng độ 17β-estradiol sử dụng kỹ thuật ELISA cạnh tranh . 36
    2.4.7.5. Khảo sát thể trọng chuột 38
    2.4.8. Khảo sát tác dụng giảm đường huyết 38
    2.5. Phân tích thống kê . 40
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN . 41
    3.1. Thử tinh khiết 41
    3.1.1. Độ ẩm bột dược liệu và các cao chiết 41
    3.1.2. Độ tro của bột dược liệu 41
    3.2. Kết quả định tính và định lượng 41
    3.2.1. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng 41
    3.2.2. Định lượng saponin toàn phần bằng phương pháp cân . 42
    3.2.3. Định lượng diosgenin bằng HPLC-MS . 42
    3.3. Khảo sát độc tính cấp diễn đường uống và liều cho uống 46
    3.4. Tác dụng estrogen của Cát lồi . 46
    3.4.1. Khảo sát trên giai đoạn động dục dương tính 46
    3.4.1.1. Thời gian xuất hiện chu kỳ động dục đầu tiên ở chuột non . 46
    3.4.1.2. Tỷ lệ động dục dương tính ở nhóm chuột trưởng thành bình thường . 47
    3.4.1.3. Tỷ lệ động dục dương tính ở nhóm chuột giảm năng sinh dục . 49
    3.4.2. Khảo sát tác dụng trên trọng lượng tử cung(-buồng trứng) . 50
    3.4.2.1. Trọng lượng tử cung-buồng trứng ở nhóm chuột non . 50
    3.4.2.2. Trọng lượng tử cung-buồng trứng ở nhóm chuột trưởng thành bình thường . 51
    3.4.2.3. Trọng lượng tử cung ở nhóm chuột giảm năng sinh dục . 52
    3.4.3. Nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương . 54
    Huỳnh Nhã Vân
    iv
    3.4.3.1. Kết quả đường chuẩn 17β-estradiol . 54
    3.4.3.2. Kết quả nồng độ 17β-estradiol ở nhóm chuột giảm năng sinh dục . 54
    3.4.4. Khảo sát thể trọng chuột trước và sau thử nghiệm 56
    3.4.4.1. Thể trọng chuột trước và sau thử nghiệm ở nhóm chuột non 56
    3.4.4.2. Thể trọng chuột trước và sau thử nghiệm ở chuột trưởng thành bình thường . 56
    3.4.4.3. Thể trọng chuột trước và sau thử nghiệm ở nhóm chuột giảm năng sinh dục . 58
    3.4.5. Bàn luận . 59
    3.5. Tác dụng của Cát lồi trên mô hình giảm năng sinh dục-đường huyết cao 64
    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 69
    4.1. Kết luận . 69
    4.1.1. Tác dụng estrogen 69
    4.1.2. Tác dụng hạ đường huyết 69
    4.2. Đề nghị 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...