Thạc Sĩ Khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nuôi cấy mô sẹo cây kim ngân (Lonicera japonica

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    Ứng dụng nuôi cấy tế bào thực vật để sản xuất các hợp chất thứ cấp đã tạo ra một bước tiến xa trong khoa học thực vật. Việc Phát triển và sử dụng các công cụ di truyền cũng như sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về bản chất của tế bào và các phương thức điều hòa quá trình chuyển hóa trao đổi chất là cơ sở cho việc sản xuất chúng ở quy mô thương mại.

    Do nhu cầu sử dụng các sản phẩm tự nhiên trong y dược ngày càng tăng nhưng sản lượng của chúng ở cây trồng tự nhiên lại rất thấp đã thúc đẩy sự Phát triển không ngừng của công nghệ nuôi cấy tế bào ở quy mô lớn. Tuy nhiên, các con đường sinh tổng hợp các hợp chất thứ cấp mong muốn trong thực vật cũng như trong nuôi cấy tế bào ở quy mô lớn là rất phức tạp. Vì vậy, các thông tin ở mức độ tế bào và phân tử của các quá trình chuyển hóa là rất cần thiết cho sự Phát triển của sản xuất công nghiệp. Nhiều nghiên cứu được đã thực hiện ở các điều kiện khác nhau để giải thích các hiện tượng xuất hiện trong quá trình sản xuất các chất trao đổi thứ cấp từ các tế bào thực vật nuôi cấy in vitro. Các kết quả này cũng cho thấy các hệ thống nuôi cấy tế bào thực vật có tiềm năng rất lớn cho việc khai thác Thương mại các chất trao đổi thứ cấp.

    1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

    1.2.1. Mục đích

    Bước đầu khảo sát một vài hợp chất có hoạt tính Sinh học có trong mẫu mô sẹo, hoa, cành lá của Kim ngân hoa và thử hoạt tính của chúng lên hai chủng vi khuẩn E.coli và Samonella. Từ đó tạo tiền đề cho những nghiên cứu tách chiết và phân lập các chất có giá trị dược lý trong mô sẹo, hoa, cành lá Kim ngân làm nguyên liệu phục vụ cho nghành công nghiệp dược.

    1.2.2. Nội dung nghiên cứu

    Bước đầu khảo sát hai hợp chất có hoạt tính Sinh học được biết nhiều trong Kim ngân hoa là saponin triterpenoid và flavonoid bằng hai phương pháp: trắc nghiệm sinh hóa và sắc ký lớp mỏng (TLC).

    Thử hoạt tính dịch chiết của mô sẹo, hoa đối với hai chủng vi khuẩn E.coli và Samonella.


    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

    1.1.Đặt vấn đề.
    1.2.Mục đích và nội dung nghiên cứu.
    1.2.1 Mục đích.
    1.2.2 Nội dung nghiên cứu

    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1.Khái niệm chung về các hợp chất tự nhiên.
    2.1.1 Khái niệm.
    2.1.2 Phân loại
    2.2.Khái niệm chung về Thin layer chromatography (TLC)
    2.2.1 Tổng quát về TLC.
    2.3.Nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất hợp chất thứ cấp.
    2.3.1 Khái niệm
    2.3.2 Sự tích lũy các hợp chất thứ cấp trong tế bào thực vật
    2.3.3 Ứng dụng nuôi cấy tế bào thực vật trong sản xuất các hoạt chất Sinh học
    2.4.Giới thiệu chung về Kim ngân hoa.
    2.4.1 Mô tả cây.
    2.4.2 Phân bố, thu hái và chế biến.
    2.4.3 Thành phần Hóa học.
    2.4.4 Tác dụng dược lý

    CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

    3.1.Thời gian và địa điểm thí nghiệm
    3.2.Vật liệu.
    3.2.1 Đối tượng nghiên cứu.
    3.2.2 Trang thiết bị và dụng cụ.
    3.2.3 Các loại hóa chất sử dụng.
    3.3.Phương pháp thí nghiệm
    3.3.1 Thí nghiệm 1:cảm ứng tạo mô sẹo.
    3.3.1.1.Khử trùng mẫu lá.
    3.3.1.2.Cảm ứng tạo mô sẹo.
    3.3.2 Chuẩn bị mẫu.
    3.3.3.Thí nghiệm 2: khảo sát thành phần flavonoid và saponin triterpenoid trong cây Kim ngân bằng phương pháp thử nghiệm sinh hóa.
    3.3.4.Thí nghiệm 3: khảo sát thành phần flavonoid và saponin triterpenoid bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC).
    3.3.5 Thí nghiệm 4: khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Kim ngân

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


    4.1.Thí nghiệm 1: cảm ứng mô sẹo.
    4.2.Thí nghiệm 2: khảo sát thành phần flavonoid và sapoin triterpenoid bằng phương pháp trắc nghiệm sinh hóa.
    4.2.1 Khảo sát sự hiện diện của flavonoid.
    4.2.2 Khảo sát sự hiện diện của triterpenoid saponin
    4.3.Thí nghiệm 2: khảo sát thành phần flavonoid và saponin triterpenoid bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC).
    4.3.1 Khảo sát sự hiện diện flavonoid.
    4.3.2 Khảo sát sự hiện diện triterpenoid.
    4.4.Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết Kim ngân.
    4.4.1 Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch chiết Kim ngân bằng phương pháp khuếch tán qua vòng giấy lọc.
    4.4.2 Khảo sát khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    5.1.Kết luận.
    5.2.Kiến nghị

    CHƯƠNG 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO.
     
Đang tải...