Luận Văn Khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa (Symphysodon spp)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Cá dĩa (Symphysodon spp) vốn là loại cá hiếm quý do hình dáng và màu sắc tuyệt đẹp của nó, nên từ lâu đã được đa số nghệ nhân nuôi cá kiểng của ta chọn nuôi (Nguyễn Minh, 1998).
    Cá dĩa không những đẹp mà còn có giá trị kinh tế cao và ngày càng được đông
    đảo quần chúng yêu thích, chọn nuôi, thị trường ngày càng mở rộng
    Bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc nuôi cá dĩa cũng gặp không ít khó khăn trở ngại, đặc biệt là về bệnh. Tuy nhiên thông tin về bệnh trên đối tượng này lại rất ít. Xuất phát từ thực tế đó nên đề tài “khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa được tiến hành”.
    Đề tài được tiến hành bằng những phương pháp sau:
    Phỏng vấn trực tiếp hộ có sản xuất hoặc kinh doanh cá dĩa, để xác định những loại bệnh nào thường gặp trên cá.
    Thu mẫu tại địa điểm điều tra, ưu tiên mẫu có dấu hiệu bệnh lý. Sau đó đem về phòng thí nghiệm phân tích, để xác định thành phần giống loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá.
    Những dấu hiệu bệnh lý thường gặp trên cá dĩa là: nấm, đốm trắng, đen thân, đường ruột, rách vây, lồi mắt, sưng mình. Trong đó bệnh nấm chiếm tỉ lệ cao nhất (76.9%).
    Tổng cộng có 6 giống ký sinh trùng được tìm thấy trên cá dĩa, đó là sán 16 móc (Dactylogyrus), sán dây (Bothriocephalus), giun tròn (Capillaria), trùng lông (Chilodonella), trùng mặt trời (Trichodina), Myxobolus.
    Có 28 chủng vi khuẩn phân lập được từ 30 mẫu cá bệnh và 5 mẫu cá khỏe, gồm
    12 chủng thuộc giống Vibrio, 8 chủng thuộc giống Aeromonas, 5 chủng thuộc giống Edwardsiella, 2 chủng thuộc giống Acinetobacter, 1 chủng thuộc giống Pseudomonas.


    MỤC LỤC


    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU
    CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆ
    U 3
    2.1 Vị trí của cá dĩa trong các hồ cá cảnh trên thế giới và Việt Nam . 3
    2.2 Lịch sử phát triển và phân bố địa lý 3
    2.2.1 Lịch sử phát triển 3
    2.2.2 Phân bố địa lý . 5
    2.3 Đặc điểm phân loại . 5
    2.3.1 Phân loại . 5
    2.3.2 Hình thái chung 6
    2.4 Đặc điểm sinh học . 6
    2.4.1 Môi trường sống . 6
    2.4.2 Dinh dưỡng . 7
    2.4.3 Tăng trưởng 7
    2.4.4 Đặc điểm sinh sản . 7
    2.5 Một số bệnh thường gặp trên cá cảnh .
    2.6.1 Các thông tin nước ngoài . 11
    2.6.2 Các thông tin trong nước 13

    CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 16
    3.2 Vật liệu nghiên cứu . 16
    3.2.1 Ký sinh trùng 16
    3.1.2 Vi khuẩn . 16
    3.3 Phương pháp thu và bảo quản mẫu . 16
    3.4 Phương pháp phân tích ký sinh trùng . 17
    3.5 Phân tích vi sinh 17

    CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN . 18
    4.1 Khảo sát tình hình bệnh trên cá dĩa ở thành phố Cần Thơ 18
    4.1.1 Thông tin chung về các địa điểm được điều tra . 18
    4.1.2. Thông tin về kỹ thuật quản lý 18
    4.2 Kết quả phân tích ký sinh trùng và vi khuẩn 24
    4.2.1 Thành phần giống loài ký sinh trùng xuất hiện trên cá dĩa 24
    4.2.2 Thành phần giống loài vi khuẩn xuất hiện . 31
    CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
    PHỤ LỤC . 43

    GIỚI THIỆU

    Thú chơi cá cảnh đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Từ Trung Quốc, nó được truyền sang các nước Đông Nam Á. Cho tới thế kỷ XVII, cá cảnh mới được đưa sang Châu Âu, rồi sang Châu Mỹ và việc nuôi cá cảnh đã trở thành một thú vui giải trí của nhiều người trên thế giới (Võ Văn Chi, 1993).
    Ở Việt Nam chúng ta, trước kia việc nuôi cá cảnh chủ yếu dành cho những nhà quyền quý, văn nhân tao nhã thưởng ngoạn. Gần đây, cùng với nền kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, cá cảnh đã thâm nhập rộng rãi vào cuộc sống của người dân bình thường (Võ Văn Chi, 1999).
    Ngoài thú tiêu khiển tao nhã, thư giản tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng. Kỹ thuật nuôi cá kiểng còn giải quyết công ăn việc làm cho đông đảo quần chúng, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho đất nước (Trần Văn Bảo, 2000).

    Từ việc thưởng ngoạn những loài đã nuôi được, người ta tìm kiếm khắp đó đây những loài cá đẹp hiện có trong thiên nhiên, không chỉ ở Đông Nam Á, mà cả ở hợp với việc nuôi dưỡng trong gia đình, có cỡ nhỏ, có màu sắc đẹp. Không những chỉ bằng lòng với những cái mà thiên nhiên đã tạo ra, người ta đã nuôi cá trong những điều kiện thích hợp, ứng dụng những kiến thức khoa học trong lai ghép, tạo màu vào việc nuôi cá. Từ đó đã tạo ra được 330 loại cá vàng có hình dáng và màu sắc khác nhau, có tới gần 20 loại cá khổng tước (bảy màu) có kiểu đuôi đa dạng, và đến những cá thần tiên, cá kiếm và cá dĩa có màu sắc đẹp như cầu vồng (Võ Văn Chi, 1993).
    Trong các loài cá cảnh hiện nay, cá dĩa là loài được rất nhiều người ưa chuộng bởi nhiều lý do như: màu sắc vô cùng rực rỡ, đa dạng với các hoa văn nổi bật, dáng bơi uyển chuyển, nhẹ nhàng, nhanh chóng thân thiện với chủ nuôi, cách nuôi con độc đáo
    Chính vì vậy nên cá dĩa được mệnh danh là “vua” của các loài cá cảnh (Nguyễn Minh, 1998).
    Cá dĩa là loài “khó tính”, chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi và ô nhiễm môi trường nước, đòi hỏi một môi trường sống nghiêm ngặt để có thể sinh trưởng tốt. Vì vậy cá dĩa dễ bệnh hơn các loài cá khác. Ở nước ta cá dĩa tuy không mới mẻ,
    nhưng kiến thức về bệnh trên đối tượng này rất ít, các tài liệu về tác nhân gây bệnh, phòng trị bệnh mang tính khoa học lại càng hiếm hoi.
    Do đó, để góp thêm thông tin về bệnh trên cá dĩa cũng như làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nên đề tài: “Khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa (Symphysodon spp)” được thực hiện.

    Mục tiêu đề tài
    Xác định thành phần giống loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá dĩa. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho những nghiên cứu tiếp theo để tìm ra phương pháp phòng và chữa trị hiệu quả cho cá dĩa.

    Nội dung nghiên cứu
    Thu thập thông tin về tình hình kinh doanh và bệnh của cá dĩa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
    Xác định thành phần giống, loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá.
    Xác định cường độ cảm nhiễm và tỉ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng xuất hiện trên cá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...