MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 1 I. Tổng quan về vi tảo 1 I.1. Tầm quan trọng của vi tảo trong sản xuất giống hải sản . 1 I.1.1. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo 1 I.1.2. Sử dụng vi tảo trong sản xuất giống hải sản 2 I.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của quần thể tảo 4 I.2.1. Ánh sáng: 4 I.2.2. Nhiệt độ: . 4 I.2.3. Độ mặn: 4 I.2.4. Độ pH: . 5 I.2.5. Sục khí, đảo nước: 5 I.2.6. Môi trường dinh dưỡng: . 6 I.3 Các hệ thống nuôi vi tảo 6 I.3.1 Các hệ thống nuôi ngoài nước . 6 I.3.2 Các hệ thống nuôi trong nước 7 I.3.3 Tính bức thiết của hệ thống nuôi 50m3 . 7 II. Loài N.oculata . 7 II.1 Phân loại 7 II.2 Các điều kiên nuôi của vi tảo N.oculata 7 II.3. Các công trình nghiên cứu . 7 II.3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 8 II.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước . 13 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 15 II. Nội dung nghiên cứu . 15 III. Phương pháp nghiên cứu 15 III.1. Các phương pháp lưu giữ giống vi tảo 15 III.1.1. Phương pháp giữ giống trên môi trường thạch . 15 III.1.2. Phương pháp giữ giống trên môi trường lỏng . 16 III.2. Các phương pháp nghiên cứu tìm môi trường dinh dưỡng thích hợp cho tăng trưởng loài N.oculata . 17 III.2.1. Thiết kế thí nghiệm . 17 III.2.2. Thu thập số liệu 17 III.2.3. Xử lý số liệu . 19 III.3. Các phương pháp nghiên cứu tìm độ mặn thích hợp cho tăng trưởng loài N.oculata 19 III.3.1. Thiết kế thí nghiệm . 19 III.3.2. Thu thập số liệu 20 III.3.3. Xử lý số liệu . 20 CHƯƠNG III. QUÁ TRÌNH NHÂN SINH KHỐI VÀ THIẾT KẾ BỂ NUÔI . I. Quá trình nhân sinh khối . 21 II. Thiết kế bể nuôi 50m3 . 22 II.1 Chọn kích thước bể 22 II.2 Thiết kế và tính toán cánh khuấy, nhà xưởng . 22 II.2.1 Khối lượng cánh khuấy . 22 II.2.2 Vật liệu xây bể 27 II.2.3 Nhà xưởng và hệ thống đèn, mái che . 27 II.2.4 Tính toán kinh tế cho bể nuôi 28 II.2.5 Vận hành bể nuôi tảo N.Oculata thể tích 50m3 28 CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . I. Lưu giữ tảo giống . 31 II. Nghiên cứu tìm môi trường dinh dưỡng thích hợp cho tăng trưởng loài N.oculata II.1. Lần thực hiện thứ 1 (Thí nghiệm I.1) . 32 II.2. Lần thực hiện thứ 2 (Thí nghiệm I.2) . 33 II.3. Lần thực hiện thứ 3 (Thí nghiệm I.3) . 35 III. Nghiên cứu tìm độ mặn thích hợp cho tăng trưởng loài N.oculata . 35 III.1. Lần thực hiện thứ 1 (Thí nghiệm II.1) 35 III.2. Lần thực hiện thứ 2 (Thí nghiệm I.2) . 37 III.3. Lần thực hiện thứ 3 (Thí nghiệm I.3) . 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 39 PHỤ LỤC 43 I. Tổng quan về vi tảo I.1. Tầm quan trọng của vi tảo trong sản xuất giống hải sản Năm 1999, sản lượng vi tảo sản xuất cho ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 1000 tấn, trong đó 62% cho nhuyễn thể, 21% cho tôm và 16% cho cá (Muller– Feuga, 2004). Vi tảo biển cần thiết cho dinh dưỡng của ấu trùng, là nguồn thức ăn trực tiếp cho các loài nhuyễn thể hoặc tôm he, hoặc gián tiếp cho các loài cá biển (Brown et al., 1997; Muller–Feuga 2000). Các loài tảo thường được sử dụng nhất cho NTTS là Chlorella, Tetraselmis, Isochrysis, Pavlova, Phaeodactylum, Chaetoceros, Nannochloropsis, Skeletonema và Thalassiosira (Yamaguchi 1997; Borowitzka, 1997; Apt and Behrens, 1999). I.1.1. Giá trị dinh dưỡng của vi tảo Để sử dụng trong NTTS, vi tảo phải hội tụ đầy đủ những yếu tố: dễ nuôi, không độc tố, kích thước và hình dạng thích hợp cho con mồi, có giá trị dinh dưỡng cao, thành tế bào có thể tiêu hóa được (Brown 1999; Renaud et al., 2002). Hàm lượng protein và các acid béo không no HUFAs (như eicosapentaenoic acid [EPA], arachidonic acid [AA] and docosahexaenoic acid [DHA]) là yếu tố chính quyết định giá trị dinh dưỡng của tảo (Reitan et al., 1997). Nhưng tỉ lệ DHA, EPA và AA quan trọng hơn là hàm lượng của các HUFAs này (Apt and Behrens 1999). Hàm lượng vitamin cũng đóng vai trò quan trọng không kém (Brown et al., 1999; Yamaguchi (1997). Vi tảo thường được sử dụng kết hợp các loài kể trên để đảm bảo dinh dưỡng tối đa và tốt hơn cho sự phát triển của vật nuôi (Yamaguchi 1997; Becker 2004). Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi cho ăn bằng hỗn hợp các loài tảo khác nhau thường cao hơn vật nuôi chỉ được cho ăn bằng một loài tảo. Một loài tảo cá biệt có thể thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, trong khi loài tảo khác có thể chứa chất dinh dưỡng đó và thiếu chất dinh dưỡng khác. Giá trị dinh dưỡng của bất kỳ loài vi tảo nào đối với một sinh vật nào đó phụ thuộc vào kích thước tế bào, tính tiêu hóa, việc sản sinh các hợp chất độc hại và thành phần sinh hóa. Mặc dù có sự khác biệt rõ rệt trong thành phần các loài vi tảo, nhưng protein luôn là thành phần hữu cơ chủ yếu (6–52%), tiếp đến là lipid (7–23%) rồi đến carbohydrate (5–23%). Tất cả các loài vi tảo đều rất giàu và có thành phần cấu tạo amino acid giống nhau. Polysaccharides ở các loài vi tảo thay đổi ở hàm lượng đường, nhưng hầu hết rất cao glucose (21–87%). Diatoms, prymnesiophytes, cryptomonads và eustigmatophytes có hàm lượng cao PUFAs, ở một hoặc cả hai dạng đó là EPA 20:5(n–3) (Eicosapentaenonic acid), và DHA 22:6(n–3) (Docosahexaenoic acid) rất cần thiết cho ấu trùng cá biển (chiếm 5–35% lượng acid béo). Ở prasinophytes chỉ có một dạng PUFA với hàm lượng chỉ ở mức thấp–trung bình (4–10%). Chlorophytes thì ở mức rất thấp (0–3%). Tất cả các loài đều có hàm lượng ascorbic acid và riboflavin cao (l–16mg/g và 20–40µg/g trọng lượng khô) (Brown and et al., 1997). Hàm lượng protein, lipid và carbohydrate (tính theo % trọng lượng khô) ở loài N. oculata lần lượt là 35, 18 và 7,8; ở loài I. galbana lần lượt là 29, 23 và 12,9. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của vi tảo có thể biến đổi đáng kể theo điều kiện nuôi. I.1.2. Sử dụng vi tảo trong sản xuất giống hải sản Hiện nay, trên thế giới có trên 40 loài tảo khác nhau được phân lập và nuôi để làm các chủng tảo thuần khiết trong các hệ thống thâm canh (Lavens and Sorgeloos, 1996). Các vi tảo là nguồn thức ăn cần thiết của tất cả các giai đoạn nuôi các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, các giai đoạn ấu trùng của một số động vật chân bụng ở biển (bào ngư), ấu trùng của một số loài cá biển, tôm he (Penaeid) và các động vật phù du.