Luận Văn Khảo sát môi trường tăng trưởng tối ưu và kiểm tra định tính lipid của vi tảo Tetraselmis

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 31/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Tetraselmis hay còn gọi là platymonas, được biết đến đầu tiên là loài vi tảo biển
    dùng làm thức ăn có chất lượng cao cho ấu trùng các loài nhuyễn thể như trai, sò,
    ngao, hàu, Ngày nay, tảo Tetraselmis được biết đến như là nguồn lipid tự nhiên, với
    hàm lượng lipid khá lớn, rất thuận lợi để sản xuất nhiên liệu sinh học.
    Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của quá trình công
    nghiệp hóa là sự khai thác quá mức những nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
    nguồn nhiên liệu hóa thạch, điều đó đã khiến cho nguồn năng lượng truyền thống (dầu
    mỏ, than đá, khí thiên nhiên) ngày càng cạn kiệt. Cụ thể theo thông tin của EU (tháng
    1/2007), tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng lên gấp đôi từ 10 tỉ tấn quy ra dầu / năm
    thành 22 tỉ tấn quy ra dầu / năm đến năm 2050. Giáo sư Nghê Duy Đấu, viện sĩ công
    trình đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh) cho biết theo bộ năng lượng Mỹ và ủy ban năng
    lượng thế giới dự báo nguồn năng lượng hóa thạch không còn nhiều: dầu mỏ còn 39
    năm, khí thiên nhiên 60 năm, than đá 111 năm.
    Theo Trung tâm năng lượng ASEAN nhu cầu tiêu thụ năng lượng của khu vực
    này năm 2002 là 280 tệiu tấn và tăng lên 583 triệu tấn vào năm 2020. Indonesia là
    nước có nguồn năng lượng hóa thạch lớn nhất trong các nước ASEAN, tuy nhiên hiện
    nay dầu mỏ dự trữ của họ chỉ còn trong khoảng 25 năm, khí đốt 60 năm và than đá 150
    năm.
    Trước tình hình đó, thì nhiên liệu sinh học được xem như một dạng năng lượng
    mới đầy tiềm năng bởi khả năng tái tạo của nó và hơn hết đây là nguồn năng lượng
    “sạch”, không độc hại và dễ dàng phân hủy trong tự nhiên. Có nhiều dạng nhiên liệu
    sinh học khác nhau, trong đó, tảo nổi lên như một nguyên liệu có triển vọng nhất để
    sản xuất nhiên liệu sinh học nhờ những đặc điểm nổi bật sau:
    - Tảo không cạnh tranh với đất trồng cho thực vật
    - Vòng đời ngắn, năng suất cao, khả năng chuyển hóa cao
    - Thích hợp với quy mô công nghiệp.
    - Tảo có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào có đủ ánh sáng, kể cả vùng hoang hóa,
    nước mặn, nước thải, lại có khả năng làm sạch môi trường nước thải.
    - Tảo có hàm lượng dầu cao, dùng vi tảo có lợi hơn các loại cây lấy dầu khác do
    năng suất dầu cao gấp 19 - 23 lần trên cùng một diện tích đất trồng.
    - Phần sinh khối sau khi chiết lấy dầu là nguồn lợi kinh tế rất lớn.
    Vì vậy, việc tìm ra môi trường giúp nhân nhanh sinh khối tảo Tetraselmis để
    sản xuất đại trà là rất cần thiết và đề tài “khảo sát môi trường tăng trưởng tối ưu và kiểm tra định tính lipid của vi tảo Tetraselmis” được tiến hành. Đây là một phần của đề
    tài trọng điểm ĐHQG của phòng thí nghiệm chuyển hóa sinh học do cô Ths. Lê Thị
    Mỹ Phước làm chủ nhiệm.
    1.2. Mục tiêu đề tài
    - khảo sát một số môi trường giúp tăng sinh sinh khối tảo tetraselmis. Nhằm xác định
    môi trường tốt nhất để nuôi trồng tảo tetraselmis phục vụ công tác giữ giống, nghiên
    cứu loài tảo này trong phòng thí nghiệm và dần tiến xa hơn đến việc nuôi trồng đại trà
    với quy mô lớn.
    - Xác định định tính lượng lipid có trong tảo tetraselmis. Nhằm tạo tiền đề cho các đề
    tài kế tiếp trong việc tạo stress giúp tăng lượng lipid, phục vụ cho đề tài nghiên cứu
    cấp nhà nước về chiết xuất dầu từ tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học (bio diesel).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...