Luận Văn Khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên cá tra bệnh trắng gan, trắng mang

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương 1: Giới thiệu . 1
    Chương 2: Tổng quan tài liệu . 3

    2.1. Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh . 3
    2.2. Bệnh ký sinh trùng xuất hiện trên cá da trơn . 4
    2.2.1. Bệnh do trùng bào tử sợi Cnidosporidia 4
    2.2.2. Trùng lông Ciliphora 5
    2.2.3. Bệnh do lớp sán lá song chủ Trematoda/Digenea 5
    2.2.4. Bệnh trùng quả dưa Ichthiothyriosis 6
    2.2.5. Bệnh trùng bánh xe Trichodinosis . 6
    2.2.6. Bệnh trùng loa kèn 7
    2.2.7. Bệnh sán lá 16 móc Dactylogyrus và 18 móc Gyrodactylus7
    2.2.8. Bệnh giun tròn Spectatosis 8
    2.3. Bệnh vi khuẩn 8
    2.3.1. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas . 9
    2.3.2. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella 9
    2.3.3. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus . 10
    2.3.4. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium . 10

    Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu . 12

    3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
    3.2. Vật liệu nghiên cứu 12
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 13
    3.3.1. Phương pháp thu mẫu . 13
    3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu 13
    3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu . 15

    Chương 4: Kết quả thảo luận . 16

    4.1. Thu thập thông tin 16
    4.1.1. Thông tin về cải tạo ao, con giống và mật độ nuôi 16
    4.1.2. Vấn đề sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng và trị bệnh . 16
    4.2. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng . 18
    4.3. Kết quả phân lập vi sinh . 25
    4.4. Sự ảnh hưởng của thuốc kháng sinh lên cơ thể cá . 28

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 30

    1. Kết luận 30
    2. Đề xuất . 30

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 32
    PHỤ LỤC 34

    GIỚI THIỆU

    Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ do lượng phù sa bồi đắp hàng năm, đã cung cấp một sản lượng lớn lúa gạo cho cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển, giúp cải thiện đời sống của người dân và ngày nay nó đã trở thành ngành kinh tế trọng điểm của đất nước. Do nhu cầu của con người về đời sống kinh tế, về thị trường trong và ngoài nước nên diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng trong những năm qua. Đặc biệt, cá tra là đối tượng thủy sản đang rất được quan tâm vì đây là loài dễ nuôi, có thể nuôi với mật độ dày, đạt sản lượng lớn và lợi nhuận cao. Hiện nay, cá tra được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, để có sản lượng cao cung cấp cho xuất khẩu, bên cạnh tăng diện tích nuôi trồng thì còn có nuôi cá tra ở mật độ cao và nuôi thâm canh làm xuất hiện nhiều loại bệnh như: đốm trắng nội tạng do Edwardsiella ictaluri, đốm đỏ do Pseudomonas, bệnh nhiễm huyết do Edwardsiella tarda, một số bệnh do nấm, ký sinh trùng gây ra v.v (www. hcmbiotech.com.vn).

    Từ cuối năm 1999 đầu năm 2000 cá tra chuyển sang nuôi ao và dần được thâm canh hóa ngày càng nhiều, lượng thức ăn cung cấp dư thừa, mật độ nuôi cao, là nguyên nhân xuất hiện dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi (Dương Nhựt Long, 2003). Theo Trần Anh Dũng (2005) nguyên nhân làm phát sinh bệnh là do môi trường bị ô nhiễm, chất lượng nuôi bị suy giảm, đặc biệt là pH, chất thải đồng ruộng, và việc phòng trị bệnh cho cá cũng gặp nhiều khó khăn do chất lượng con giống không đảm bảo, mà nguyên nhân sâu xa là do người sản xuất chạy theo số lượng, sử dụng quá nhiều kháng sinh,

    Bệnh mủ gan xuất hiện đầu tiên vào mùa lũ năm 1998 ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ gây tổn thất đáng kể cho người dân, đến năm 2005 Trần Anh Dũng đã thống kê được 6 loại bệnh vi khuẩn gây ra tác hại nhiều nhất đối với nghề nuôi thâm canh cá tra là: đỏ mình, đỏ mỏ đỏ kỳ, xuất huyết phù đầu, mủ gan, vàng da và hiện nay một loại bệnh mới lại xuất hiện cũng làm cá chết không kém bệnh mủ gan mà vẫn chưa xác định rõ tác nhân gây bệnh đó là bệnh trắng mang, trắng gan.

    Nhằm góp phần tìm ra tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan, đề tài: “Khảo sát mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên cá tra bệnh trắng gan, trắng mang” được thực hiện dưới sự phân công của bộ môn Sinh Học và Bệnh Thủy
    Sản-Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.

    Mục tiêu

    Tìm hiểu mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn xuất hiện trên cá tra bị bệnh
    trắng mang, trắng gan để làm cơ sở cho việc xác định tác nhân gây bệnh.

    Nội dung

     Xác định thành phần loài ký sinh trùng và mức độ cảm nhiễm các loài ký sinh trùng này trên cá tra bị bệnh trắng mang, trắng gan.
    Phân lập và định danh vi khuẩn trên cá tra bị trắng mang, trắng gan.
     
Đang tải...