Luận Văn Khảo sát mạch giao tiếp thuê bao

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH
    Để phân tích hoạt động của máy điện thoại cố định ta có thể chia làm 3 chế độ:
    - Chế độ chờ (tổ hợp đặt)
    - Chế độ chuông (có tín hiệu chuông)
    - Chế độ hoạt động (tổ hợp nhấc)
    a. Tổ hợp đặt (chế độ chờ)
    Nguồn cấp từ tổng đài tới máy 47 -> 53V DC, với tổng đài tư nhân thì nguồn cấp này là 25 -> 30V DC.
    Ở chế độ chờ, chuyển mạch Hook làm ngắn mạch quay số và đàm thoại, mạch thu chuông được nối.
    Do nguồn cấp của tổng đài là nguồn 1 chiều nên bị tụ C1 ngăn lại, khối thu chuông chưa hoạt động cho tới khi có tín hiệu chuông (xoay chiều) từ tổng đài gửi tới.
    b. Chế độ chuông (khi có tín hiệu chuông)
    Khi máy khác gọi đến, tổng đài gửi tín hiệu 75V – 25HZ đến (gửi 2s ngắt 4s). Nguồn cấp từ tổng đài sau khi đi qua khối chống quá áp được đi qua mạch trờ kháng cao (gồm điện trở R1 và tụ C1), mạch này có tác dụng lọc chuông (hạ áp điện áp chuông) đến 35 – 40V, được đi qua chỉnh lưu và cấp cho IC chuông làm IC chuông hoạt động
    IC chuông gồm 8 chân, nguồn từ tổng đài được cấp cho chân 1, chân 8 nối ra loa phát chuông (có qua chuyển mạch gồm ba điện trở R6, R7, R8 để điều chỉnh âm lượng).
    Các chân 2, 3, 6, 7 được nối với mạch R, C có tác dụng điều chỉnh âm sắc chuông.
    c. Chế độ hoạt động (tổ hợp nhấc)
    Khi ta nhấc ông nghe lên, chuyển mạch Hook ngắn mạch khối chuông và nối 2 đầu dây với khối quay số và đàm thoại.
    Nguồn cấp từ tổng đài qua khối chỉnh lưu cầu và khối chuông đảo cực và chống quá áp tới chân B của Transistor Q1 làm transistor này mở, làm chân C nối với chân số 9 của IC phím ấn ở mức thấp điều khiển cho IC này hoạt động.
    Khi ta ấn phím bấm, IC này sẽ phát xung (với quay số kiểu xung) ở chân số 10 hoặc tổ hợp đa tần (quay số kiểu tổ hợp đa tần) ở chân 11 gửi tới IC thoại và tổng đài.

    ã Quay số kiểu xung (PULSE)
    Khi chuyển mạch P-T đặt ở P, thì chân số 4 của IC phím số ở mức cao (xác lập quay số kiểu xung).
    Nếu ta bấm phím, IC phím số điều khiển phát một dãy xung thập phân tương ứng ở chân số 10. Tín hiệu xung này được gửi tới tổng đài và tới IC thoại (tạo tiếng kêu khi ta bấm phím) thông qua khối khóa điện tử.
    Quá trình gửi tín hiệu xung là quá trình đóng mở các transistor trong khối khóa điện tử có dạng như sau (minh họa cho trưởng hợp ấn phím 2)

    ã Quay số kiểu tổ hợp đa tần (TONE)
    Khi chuyển mạch P-T đặt ở T, chân số 4 của IC phím số ở mực thấp (xác lập quay số kiểu tổ hợp đa tần).
    Nếu ta bấm bàn phím, IC phím số điểu khiển phát ở chân số 11 tổ hợp 2 tín hiệu âm tần (có một tần số cao, có một tần số thấp). Tổ hợp tín hiệu âm tần này được gửi tới chân số 7 của IC thoại (tạo tiếng kêu khi ta bấm phím) và tổng đài.
    Tín hiệu quay số được đưa về tổng đài và tổng đài gửi tín hiệu chuông đến số máy ta cần liên lạc. Nếu máy kia bận, tổng đài gửi về tín hiệu báo bận. Nếu đầu kia nhấc máy, quá trình đàm thoại điễn ra.

    ã Quá trình đàm thoại:
    Khi ta nói, tín hiệu từ mic được gửi tới chân 11 và chân 12 của IC thoại, tín hiệu thoại ra chân số 1 của IC thoại qua khối khóa điện tử được gửi lên tổng đài.
    Tín hiệu thoại từ đầu dây bên kia được gửi từ tổng đài, qua khối khóa điện tử được đưa vào IC thoại ở chân số 9, qua IC thoại được gửi ra ống nghe tại chấn số 14 và 15.
    II. MẠCH GIAO TIẾP THUÊ BAO
    1. Sơ đồ nguyên lý mạch giao tiếp thuê bao:


    Luận văn chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...