Tiểu Luận Khảo sát lễ hội Chọi Trâu - Đồ Sơn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để bảo tồn và nâng cao giá t

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: “Khảo sát lễ hội Chọi Trâu - Đồ Sơn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để bảo tồn và nâng cao giá trị tinh thần của lễ hội, góp phần phục vụ du khách được tốt hơn.”




    A.PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    1.1 Lý do khách quan

    Trải dài từ Bắc vào Nam với dáng hình cong cong hình chữ S.Việt Nam bao gồm rất nhiều vùng sinh thái khác nhau.Có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống hoà hợp đoàn kết và thân ái, điều đó khẳng định Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội của các vùng rất thuận lợi cho phát triển các loại hình Lễ hội cũng như tự nhiên.

    Theo điều tra chưa đầy đủ cho thấy nước ta có khoảng 400 hang động đá vôi , không những có phong cảnh đẹp , hấp dẫn du khách mà còn có giá trị về mặt địa chất lưu giữ các giá trị văn hoá , tài nguyên du lịchcó giá trị .Đặc biệt Vịnh Hạ Long với một quần thể các đảo đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Sự kết hợp hài hoà giữa khí hậu , sinh vật, thuỷ văn và địa hình đã tạo cho các vùng núi có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, thận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tham quan.Việt Nam còn có đường bờ biển dài 3260km địa hình bờ biển nước tạo có nhiễu cửa sông , vũng vịnh , thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng. Đây là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển thương cảng- thành phố biển như : Hải Phòng, Vũng Tàu , Đà Nẵng Và điều đặc biệt nữa là khí hậu nước ta rất phù hợp với sức khoẻ của con người, thuận lợi cho tổ chức ,triển khai nhiều hoạt động du lịch, tạo nhiều tài nguyên du lịch phong phú hấp dẫn.

    Với sự phong phú đa dạng về điều kiện tự nhiên, Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử văn hoá , các Lễ hội cũng rất đa dạng đặc sắc mang các giá trị lịch sử văn hoá gắn liền với sự hình thành và phát triển của đất nước như : đình, chùa, các lễ hội, nét đẹp văn hoá nghệ thuật, văn hoá các tộc người

    Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, Việt Nam đã ra nhập WTO, chính vì vậy ngoài nhu cầu trao đổi hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước thì nhu cầu giao lưu tìm hiểu nền văn hoá gữa các nước với nhau là việc làm rất cần thiết. Mà du lịch lại chính là cầu nối thuận lợi để các nước trên thế giới giao lưu nền văn hoá với nhau, Với những tiềm năng du lịch rất phong phú (tự nhiên và nhân văn) Việt Nam là điểm đến an toàn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu và điều đặc biệt là Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị cấp cao như: ASEM 5, APEC đã gây tiéng vang lớn trên thế giới , thu hút rất nhiều khách tham quan đến Việt Nam. Với những thuận lợi kể trên Việt Nam có rất nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đang có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành du lịch. Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều các tổ chức cá nhân các doanh nghiệp nhà nứoc đã thành lập các công ty kinh doanh du lịch ở các tỉnh thành phố kể cả vùng nông thôn để du lịch không còn xa lạ với mọi người nữa.

    Và lễ hội truyền thống như một kho tàng đồ sộ, một bảo tàng sống về đời sống của cha ông chúng ta ngày xưa, nó được tái hiện lại một cách sinh động thực nhất, giúp cho chúng ta thế hệ sau này hiểu được một phần về cuộc sống tinh thần của cha ông, đồng thời vun đắp cho tính cách, con người Việt Nam xưa và thế hệ sau này. Nó đã tô đậm thêm truyền thống “Uống nướcnhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, một truyền thống độc đáo riêng biệt chỉ có ở người Việt Nam chúng ta.

    1.2 Lý do chủ quan

    Với mong muốn nó sẽ trở thành món quà tri ân dành tặng cho con người và mảnh đất Hải Phòng .Từ nhỏ tôi chỉ biết đến Haỉ Phòng như một miền quê xinh xắn nào đó mà rất xa xôi trên đất nước này, lớn lên khi tôi có thể xác định một cách rõ ràng mảnh đất ấy trên bản đồ Việt Nam tôi mới cảm thấy nó gần gũi và thân thiện đến thế .Với ước muốn được đến thăm và tìm hiểu , khám phá về miền quê này càng thôi thúc trong tôi. Sau khi chọn đề tài này và trước đó tôi đã đến Đồ Sơn, đến để tạo hồi ức và hình thành hoài niệm.

    Bản thân muốn khảo sát thực tế tìm tài liệu hay nói đúng hơn là để tìm lại quá khứ ,từ đó đề xuất những giải pháp góp phần đổi mới phát triển các loại hình du lịch. Đó là tiềm năng chưa được khai thác hết.

    Là một người yêu thích du lịch và hơn thế nữa sẽ trở thành một nhà quản tri du lịch trong tương lai, khi nghiên cứu và viết đề tài này tôi muốn được cụ thể hoá cái gọi là “hữu duyên “giữa tôi và mảnh đất con người nơi đây bằng cách này tôi có thể bày tỏ và thổ lộ tấm chân tình của mình qua những kiến thức mà tôi đã tích luỹ để nói thật với lòng mình và đặc biệt là quảng bá hình ảnh của mảnh đất và con người nơi đây đến bạn bè quốc tế và khách du lịch trong nước .

    Qua nghiên cứu đề tài song song với thực tiễn để từ đó rút ra kinh nghiệm. Xuất phát từ lý do chủ quan và khách quan trên, em xin mạnh dạn chọn chuyên đề: “Khảo sát lễ hội Chọi Trâu - Đồ Sơn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để bảo tồn và nâng cao giá trị tinh thần của lễ hội, góp phần phục vụ du khách được tốt hơn.”





    MỤC LỤC

    A.Phần mở đầu 4


    1. Lý do chọn đề tài 4

    1.1 Lý do khách quan 4

    1.2 Lý do chủ quan 5

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5

    2.1. Mục đích nghiên cứu 5

    2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6

    3.1. Đối tượng nghiên cứu 6

    3.2. Phạm vi nghiên cứu 6

    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 6

    5. Bố cục chuyên đề 6

    B. Phần nội dung 8

    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về lễ hội 8

    và công tác bảo tồn, nâng cao giá trị tinh thần của 8

    lễ hội truyền thống 8

    1. Khái niệm về lễ hội 8

    1.1. Khái niệm về lễ 8

    1.2. Khái niệm về hội 9

    1.3. Mối quan hệ giữa lễ và hội 9

    2. Phân loại lễ hội 9

    2.1. Lễ hội truyền thống 9

    2.2. Lễ hội hiện đại 12

    3. Đặc điểm lễ hội truyền thống ở Việt Nam 15

    3.1. Thời gian tổ chức lễ hội truyền thống 15

    3.2. Không gian tổ chức lễ hội truyền thống 15

    3.3. Nghi thức tổ chức lễ hội truyền thống 15

    3.4. Đối tượng được suy tôn trong lễ hội truyền thống 16

    4. Giá trị của lễ hội truyền thống 16

    5. Vai trò của lễ hội 17

    6. ảnh hưởng của lễ hội truyền thống Việt Nam tới các lĩnh vực trong xã hội 19

    6.1. ảnh hưởng của lễ hội tới kinh tế 19

    6.2. ảnh hưởng của lễ hội tới chính trị 19

    6.3. ảnh hưởng của lễ hội tới văn hoá 20

    6.4. ảnh hưởng của lễ hội tới xã hội 21

    7. Mối liên hệ giữa lễ hội đối với du lịch 23

    7.1. Tác động của du lịch tới lễ hội 23

    7.2. Tác động của lễ hội tới du lịch 23

    8. Thực trạng công tác bảo tồn và nâng cao giá trị của lễ hội truyền thống ở Việt Nam 24

    8.1- Đối với nhà nước 24

    8.2- Đối với địa phương 24

    8.3- Đối với khách du lịch 24

    Chương II: 26

    Thực Trạng của lễ hội chọi trâu đối với hoạt 26


    động kinh doanh du lịch 26

    1. Khái quát về Hải Phòng 26

    1.1.Vị trí và quá trình hình thành tỉnh Hải Phòng 26

    1.2. Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng của tỉnh 29

    1.3. Tiềm năng du lịch của tỉnh 30

    2. Lễ hội Chọi Trâu xưa và nay 34

    2.1. Khái quát về Đồ Sơn 34

    2.1.1. Vị trí 34

    2.1.2. Lịch sử 35

    2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội 35

    2.1.4. Tiềm năng du lịch 35

    2.2.1. Nguồn gốc của lễ hội Chọi Trâu 44

    2.2.2. Lễ hội Chọi Trâu xưa 45

    2.2.3. Lễ hội Chọi Trâu nay 52

    2.2.4. Đánh giá về lễ hội Chọi Trâu 55

    2.3. ảnh hưởng của lễ hội Chọi Trâu tới hoạt động du lịch của Đồ Sơn 55

    2.3.1. Lễ hội Chọi Trâu làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Đồ Sơn 55

    2.3.2. Lễ hội quảng bá được hình ảnh của Đồ Sơn đối với du khách 55

    3. Thực trạng khai thác tour du lịch lễ hội Chọi Trâu của công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Sao Việt 56

    3.1. Khái quát về công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Sao Việt 56

    3.1.1. Lịch sử và sự hình thành của công ty 56

    3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 57

    3.2. Số lượng khách 59

    3.3. Các chương trình du lịch lễ hội của công ty 59

    3.4. Thực trạng khai thác lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn của công ty 60

    3.4.1. Cách thức thực hiện tour du lịch lễ hội Chọi Trâu của công ty 60

    3.4.2 Các tour du lịch lễ hội Chọi Trâu của công ty 60

    3.4.3. Kết quả kinh doanh tour du lịch lễ hội trọi châu của công ty 62

    3.4.4. Đánh giá về chương trình du lịch lễ hội Chọi Trâu của công ty 62

    Chương III 64

    Những giải pháp bảo tồn và nâng cao giá trị tinh 64


    thần của lễ hội góp phần phục vụ 64

    du khách được tốt hơn 64

    1. Công tác bảo tồn nâng cao giá trị tinh thần của lễ hội truyền thống Chọi Trâu nhằm phục vụ du khách được tốt hơn 64

    1.1 Những giải pháp của nhà nước để bảo tồn và phát triển lễ hội Chọi Trâu 64

    1.1.1. Giải pháp đối với lễ hội 64

    1.1.2. Giải pháp đối với cơ chế hoạt động quản lý của đảng, nhà nước, chính quyền địa phương 65

    1.2. Một số giải pháp của ban quản lý khu di tích nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch tại Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn 65

    1.3. Giải pháp của doanh nghiệp về công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch 65

    1.3.1. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch 65

    1.3.2. Đối với hướng dẫn viên du lịch 66

    2. Những đề xuất giải pháp để bảo tồn lễ hội truyền thống nâng cao chất lượng phục vụ du khách đến với lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn 67

    2.1. Đề xuất đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành 67

    2.2. Đề xuất về sản phẩm du lịch lễ hội 67

    Các sản phảm du lịch cần đa dạng, phong phú hơn để thu hút sự hiếu kỳ và quan tâm của du khách mỗi khi đến dự hội. 67

    2.3. Phương án quảng cáo và giới thiệu 67

    2.4. Đề xuất đối với nhà nước 68

    C. Phần kết luận 69

    Tài liệu tham khảo 71
     
Đang tải...