Thạc Sĩ Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, nhờ tiến trình cải tổ kinh tế, chính sách mở cửa và đường lối phát triển kinh tế theo hướng đa phương hóa, tăng cường mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, giáo dục Trong quá trình đó, việc giao lưu và hợp tác thương mại có thể được coi là điểm nổi bật, đặc biệt sau nhiều năm đàm phán thương mại, Việt Nam chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thuơng mại thế giới (WTO). Điều đó cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang từng ngày thay đổi, dần hoàn thiện để có thể hoà mình, hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế. Trước bối cảnh đó, nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học ngoại ngữ nói chung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng đã trở thành một đòi hỏi thực tế và cấp bách của xã hội. Việc häc và sử dụng tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết. Vị thế của tiếng Anh ngày càng được nâng cao vì đây chính là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu, là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công, giúp mở ra cánh cửa giao lưu kinh tế, văn hoá cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác.
    Song trên thực tế, trong quá trình học tập, làm việc cũng như kinh doanh với các công ty nước ngoài, chúng ta đang gặp phải không ít những khó khăn trong việc soạn thảo thư giao dịch tiếng Anh thương mại (business correspondence). Và điều đó có nguyên do từ việc các sinh viên tốt nghiệp khối các Khoa cũng như các Trường kinh tế chưa được trang bị hành trang kiến thức cơ bản và những thao tác cơ bản để có thể viết một bức thư giao dịch một cách thực sự có hiệu quả. Các giáo trình dạy tiếng Anh thương mại hiện nay chỉ mới cung cấp cho người dạy và người học những mẫu câu và những tương đương đại thể giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Theo chúng tôi, chừng đó, có thể nói là hoàn toàn chưa đủ để giúp cho người học có thể vận dụng và hiện thực hóa chúng trong việc soạn thảo ra những bức thư giao dịch có hiệu quả kinh doanh cao nhất.
    Số sinh viên ra trường thực sự có khả năng viết và hiểu về phong cách thư từ giao dịch tiÕng Anh th­¬ng m¹i nãi chung cßn rÊt h¹n chÕ. Những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình soạn thảo thư từ giao dịch tiếng Anh thương mại chính là việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ và điều này đã gây ra không ít những rắc rối. Việc nhận thức được cách thức viết thư hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thế giới kinh doanh, đối với sinh viên sắp tốt nghiệp, các giảng viên khối các trường kinh tế nói chung và đặc biệt nói riêng đối với Trường Đại học Ngoại thương. Đó chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt làm nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Tên gọi của đề tài mà chúng tôi sẽ nghiên cứu : “Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt đã thể hiện một cách hết sức khái quát đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn. Như có thể thấy qua tên gọi, chúng tôi muốn tiến hành khảo sát, nghiên cứu ba phương diện ngôn ngữ quan trọng dẫn đến thành công của một bức thư giao dịch đó là kiểu câu, ngôi xưng hô và tình thái trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt.
    Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát nhiều loại thư khác nhau với tổng số là 250 bức thư và được chia thành 5 nhóm:
    + Nhóm 1: do người bản ngữ viết bằng tiếng Anh (English native speakers)
    + Nhóm 2: do người nước ngoài (không phải bản ngữ như: Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc .) viết bằng tiếng Anh
    + Nhóm 3: do người Việt nam làm việc tại doanh nghiệp trong nước viết bằng tiếng Anh gửi cho các đối tác nước ngoài của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
    + Nhóm 4: do sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương Hà Nội viết bằng tiếng Anh
    + Nhóm 5: do người Việt nam viết bằng tiếng Việt để giao dịch giữa các doanh nghiệp trong nước.
    Dựa trên những kết quả khảo sát, các con số thống kê và những biện luận cụ thể, chúng tôi muốn làm rõ những loại nào được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất và sử dụng loại nào thì có thể đem lại hiệu quả trong giao dịch kinh doanh. Một điều không thể không nhắc đến là trên cơ sở đó, có thể tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong thư từ giao dịch giữa hai ngôn ngữ. Những kết quả nghiên cứu như vậy sẽ đưa đến những gợi mở, giúp cho việc học, việc dạy cũng như việc soạn thảo những bức thư có tính thực tế trong quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài với hiệu quả cao nhất có thể.
    3. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận cho các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài: như kiểu câu, ngôi nhân xưng, tình thái, hành vi ngôn ngữ, nguyên tắc lịch sự.
    - Xác lập danh sách tương đối các kiểu câu, ngôi nhân xưng, các từ và động từ biểu đạt tình thái được sử dụng trong các thư từ giao dịch thương mại .
    - Trên cơ sở phân tích, nêu các ví dụ minh hoạ về các kiểu câu, cách sử dụng các đại từ nhân xưng, cơ chế hoạt động của các từ biểu thị tình thái trong thư từ giao dịch TATM chúng tôi sẽ đối chiếu, so sánh với tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt trong thư từ giao dịch giữa hai ngôn ngữ.
    - Vạch ra một số chiến lược để viết thư có tính hiệu quả cao.
    - Xác định những khó khăn mà người Việt thường gặp trong quá trình soạn thảo thư TATM và định hướng cách giải quyết phù hợp.
    - Đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc giảng dạy chuyên đề thư tín thương mại cho sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Ngoại thương.
    4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
    4.1. Phương pháp nghiên cứu.
    Trong luận văn này, để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng nhiều thủ pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là các thủ pháp:
    - Thống kê phân loại: Đề tài đã sử dụng thủ pháp thống kê để thu thập các bức thư giao dịch gồm các loại thư cơ bản khác nhau như thư chào hàng, hỏi hàng, đặt hàng, khiếu nại ., sau đó xử lí chúng theo các phương diện như tần xuất sử dụng của các kiểu câu, các cách xưng hô và các phương tiện thể hiện tình thái.
    - Mô tả phân tích: Chúng tôi sử dụng thủ pháp mô tả và phân tích định tính để mô tả và phân tích đặc điểm của từng kiểu câu, các cách xưng hô và các phương tiện thể hiện tình thái trong các bức thư được khảo sát.
    - So sánh: Chúng tôi sử dụng thủ pháp so sánh để nêu lên thực trạng sử dụng ngôn ngữ có liên quan đến ba phương tiện ngôn ngữ quan trọng đã nêu trên. Đồng thời chúng tôi vận dụng thủ pháp này trong việc trình bày các hệ thống quan niệm của các tác giả về các vấn đề có liên quan.
    4.2 Nguồn tư liệu
    Trong công trình này, để tiến hành khảo sát, tư liệu thực tiễn là rất quan trọng nên chúng tôi đó cố gắng thu thập tư liệu nghiên cứu từ các nguồn sau:
    - Các loại thư từ giao dịch TATM của các công ty Việt Nam và nước ngoài viết như: thư chào hàng, thư hỏi hàng, đặt hàng, khiếu nại, . và các loại thư phúc đáp.
    - Khảo sát các bức thư về giao dịch TATM do sinh viên năm thứ 4, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế và Khoa tiếng Anh Thương mại Trường Đại học Ngoại thương viết.
    - Các mẫu thư của Phòng Thương mại Quốc tế.
    Ngoài ra, chúng tôi còn phân tích một số ví dụ tiêu biểu trong các sách giáo khoa tiếng Anh thương mại, các sách ngôn ngữ liên quan đến cơ sở lý thuyết về câu, phát ngôn, ngôi xưng hô, quy chiếu, hành động ngôn từ, chiến lược lịch sự, tình thái và vấn đề liên quan đến đề tài.
    5. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi bao gồm bốn chương:
    1. Phần mở đầu
    2. Phần nội dung chính của luận văn:
    Chương I: Cơ sở lý thuyết
    Chương II: Kiểu câu trong thư giao dịch TATM đối chiếu với Tiếng Việt
    Chương III: Ngôi xưng hô trong thư giao dịch TATM đối chiếu với Tiếng Việt
    Chương IV: Tình thái trong thư giao dịch TATM đối chiếu với Tiếng Việt
    3. Phần kết luận

    mục lục
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: 7
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 7
    I. Vấn đề về câu: 7
    1. Khái niệm câu. 7
    2. Phân loại câu: 10
    3. Câu và phát ngôn: 16
    4. Nguyên lý lịch sự. 17
    4.1. Khái niệm “lịch sự”. 17
    4.2. Nguyên tắc lịch sự: 20
    II. Vấn đề về ngôi xưng hô. 22
    1. Xưng hô và quy chiếu. 22
    1.1. Xưng hô và Ngôi xưng hô. 22
    1.2. Quy chiếu và phương thức quy chiếu. 23
    1.2.1. Quy chiếu. 23
    1.2.2. Phương thức quy chiếu và Phạm trù xưng hô. 23
    2. Các ngôi xưng hô. 25
    III. Vấn đề về tình thái. 25
    1. Kh¸i niÖm t×nh th¸i 25
    2. Những phạm trù tình thái chủ yếu. 29
    3. Các phương tiện biểu hiện tình thái 31
    3.1. Phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Anh. 31
    3.2.Phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Việt 40
    IV. Vấn đề về thư giao dịch TATM . 41
    1. Khái niệm thư giao dịch TATM . 41
    2. Các hành động ngôn từ trong thư giao dịch TATM . 42
    3. Tính lịch sự trong thư giao dịch TATM . 45
    CHƯƠNG II: 46
    KIỂU CÂU TRONG THƯ GIAO DỊCH TATM . 46
    ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT 46
    I. Khái quát về kiểu câu trong thư giao dịch. 46
    II. Kiểu câu trong thư giao dịch tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt. 50
    1. Câu trần thuật. 50
    2. Câu nghi vấn. 59
    3. Câu cầu khiến. 65
    4. Câu cảm thán. 71
    Tiểu kết 73
    CHƯƠNG III. 74
    NGÔI XƯNG HÔ TRONG THƯ GIAO DỊCH TATM . 74
    ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT 74
    I. Hệ thống các từ xưng hô trong lời chào đầu thư. 75
    1. Hệ thống từ xưng hô trong lời chào đầu thư các nhóm thư viết bằng tiếng Anh. 75
    2. Hệ thống từ xưng hô trong lời chào đầu thư nhóm thư viết bằng tiếng Việt 78
    II. Hệ thống từ xưng hô trong nội dung của bức thư. 82
    1. Hệ thống từ xưng hô dùng trong nội dung của bức thư trong các nhóm thư tiếng Anh. 82
    2. Hệ thống từ xưng hô dùng trong nội dung của bức thư trong nhóm thư tiếng Việt. 88
    Tiểu kết 90
    CHƯƠNG IV 92
    TÌNH THÁI TRONG THƯ GIAO DỊCH TATM . 92
    ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT 92
    I. Tình thái trong thư giao dịch tiếng Anh. 92
    II. Tình thái trong thư giao dịch tiếngViệt 101
    Tiểu kết 108
    Dĩ nhiên tình thái là một vấn đề quá rộng và quá phức tạp đối với khuôn khổ một luận văn cao học. Vì thế chúng tôi chỉ có thể tập trung vào những vấn đề của tình thái có liên quan đến giao dịch thư từ thương mại Anh-Việt. KẾT LUẬN 108
    KẾT LUẬN 109
    1. Về kiểu câu trong thư giao dịch thương mại tiếng Anh và tiếng Việt. 109
    2. Về ngôi xưng hô trong thư giao dịch thương mại tiếng Anh và tiếng Việt. 110
    3. Về vấn đề tình thái trong thư giao dịch thương mại tiếng Anh và tiếng Việt. 110
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...