Luận Văn Khảo sát Kiến thức, Thái độ và Thực hành về phòng chống Bệnh tiêu chảy của Bà mẹ có con dưới 5 tuổi

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tiêu chảy là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc cũng như tử vong rất cao, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam [2], [6], [9].
    Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính , tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong trẻ em trên toàn thế giới. Hàng năm ước tính vẫn còn 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, và không dưới 3,5 triệu trẻ tử vong vì tiêu chảy. Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi mắc từ 3,3 – 9 đợt tiêu chảy trong 1 năm [23], [30].
    Ở Việt Nam, tình hình tiêu chảy cũng tương tự như ở các nước đang phát triển, tiêu chảy vẫn còn là một bệnh phổ biến ở nước ta nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, tỷ lệ mắc cao và do chết vẫn còn. Việc điều trị và dự phòng bệnh tiêu chảy không phải là nhiệm vụ riêng của ngành Y tế mà cần có sự hợp tác chặt chẽ của các Ban ngành, Đoàn thể và đặc biệt là toàn thể nhân dân. Trong đó quan trọng nhất là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi vì đây là người trực tiếp chăm sóc cho con mình. Việc bồi dưỡng kiến thức, thái độ và hướng dẫn thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy vô cùng cần thiết đối với những đối tượng này. Bởi vì với kiến thức, thái độ và thực hành đúng để phòng ngừa tiêu chảy cấp trẻ em là yếu tố quan trọng nhất để giảm tỷ lệ tiêu chảy trẻ em và giảm thiểu mức độ tử vong trẻ em do tiêu chảy [2], [8], [10], [12].
    Tỉnh Hậu Giang sau khi được tái thành lập năm 2004 là một tỉnh nghèo, huyện Phụng hiệp là một huyện vùng sâu có diện tích tự nhiên 485,28 Km[SUP]2[/SUP], dân số 209,856 người, có 12 xã và 2 thị trấn với trên 90% dân số sống bằng nghề nông, cây trồng chủ yếu là mía và cây ăn trái; tỷ lệ hộ nghèo 22,5%, trình độ dân trí còn thấp, hầu hết người dân có thói quen sử dụng nước sông lắng phèn để ăn uống và sinh hoạt; số lượng trẻ em dưới 5 tuổi là 19.095 trẻ chiếm tỷ lệ 9,09% dân số, nên tiêu chảy ở trẻ em vẫn còn là vấn đề phải quan tâm. Huyện Phụng Hiệp có 126 ấp trong đó ấp Tân Thành xã Tân Phước Hưng với số dân là 2509 người, được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt bị ô nhiễm trầm trọng nên tiêu chảy là một vấn đề quan tâm hàng đầu của y tế địa phương. Với phân bố dân cư chủ yếu làm nghề nông, trình độ văn hóa thấp, sử dụng nước sinh hoạt ô nhiễm thì việc phòng bệnh tiêu chảy trẻ em một cách có hiệu quả cần thiết phải trang bị cho các bà mẹ có con nhỏ về kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành phòng chống bệnh tiêu chảy tại nhà [1], [24], [25].
    Tuy nhiên, thực trạng các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Ấp Tân Thành, xã Tân Phước Hưng huyện Phụng Hiệp có kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy hiện nay như thế nào? Ngành y tế cần biết trang bị những kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành nào cho những bà mẹ này? .Đó là lý do chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát Kiến thức, Thái độ và Thực hành về phòng chống Bệnh tiêu chảy của Bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại ấp Tân thành, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang năm 2008”. Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể dưới đây:
    1. Đánh giá tỷ lệ bà mẹ Tân thành, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp có kiến thức, thái độ đúng về phòng chống bệnh tiêu chảy và các yếu tố liên quan (như tuổi, nghề nghiệp, học vấn, số con, hoàn cảnh kinh tế, nguồn thông tin ).
    2. Xác định tỷ lệ bà mẹ Tân thành, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp thực hành đúng về phòng chống bệnh tiêu chảy và các yếu tố liên quan (như tuổi, nghề nghiệp, học vấn, số con, hoàn cảnh kinh tế, nguồn thông tin ).
    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .
    1.1. Khái niệm về tiêu chảy và tiêu chảy trẻ em
    1.2. Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy .
    1.3. Tình hình tiêu chảy trẻ em ở địa phương
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
    2.1. Đối tượng nghiên cứu .
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    2.3. Chọn mẫu .
    2.4. Phương pháp đánh giá
    2.5. Các biến số và chỉ số
    2.6. Thu thập thông tin .
    2.7. Kiểm soát sai lệch thông tin .
    2.8. Thời gian nghiên cứu
    2.9. Vấn đề y đức
    2.10. Xử lý số liệu .
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .
    3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu . 3.2. Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy của mẫu nghiên cứu . 3.3. Kiến thức của bà mẹ bệnh tiêu chảy .
    3.4. Thái độ của bà mẹ về bệnh tiêu chảy
    3.5. Thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy .
    Chương 4: BÀN LUẬN . 4.1. Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu .
    4.2. Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy của mẫu nghiên cứu .
    4.3. Kiến thức về phòng chống tiêu chảy .
    4.5. Thực hành về phòng chống bệnh tiêu chảy .
    ĐỀ XUẤT .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...