Luận Văn Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục và các yếu tố liên quan ở đối tượng phụ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
    LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
    NĂM – 2011
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Khái niệm về sức khoẻ tình dục 3
    1.2. Khái niệm chung về kiến thức, thái độ và hành vi . 7
    1.3. Tình hình chăm sóc sức khoẻ tình dục ở Phú Yên . 8
    1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ( Huyện Đông Hoà – Phú Yên . 8
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 10
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 10
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 21
    3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu . 21
    3.2. Kiến thức, thái độ và hành vi của phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ
    về sức khoẻ tình dục 24
    3.3. Thái độ về sức khoẻ tình dục 27
    3.4. Thực hành về sức khỏe tình dục . 27
    3.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe tình dục 29
    3.6. Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe tình dục . 33
    3.7. Các yếu tố liên quan đến thực hành về sức khỏe tình dục . 37
    Chương 4: BÀN LUẬN . 41
    4.1. Kết quả khảo sát về kiến thức sức khỏe tình dục . 41
    4.2. Kết quả khảo sát thái độ về sức khỏe tình dục 43
    4.3. Kết quả khảo sát thực hành về sức khỏe tình dục . 45
    4.4. Kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe tình dục 46
    4.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe tình dục . 47
    4.6. Một số yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe tình dục 49
    4.7. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về sức khỏe tình dục . 51
    KẾT LUẬN . 54
    KIẾN NGHỊ 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ở Việt Nam, hiện nay vấn đề sức khoẻ sinh sản đang còn là vấn đề nhiều thách thức: Tỷ lệ nạo hút thai cao gây nhiều hậu quả xấu cho sức khoẻ người phụ nữ; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và có hiệu quả cao tương đối còn thấp (44% trong số 65% các cặp vợ chồng dùng biện pháp tránh thai); mức độ hiểu biết về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ tình dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS còn rất thấp[17]. Các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm, quan hệ tình dục với trẻ em, vị thành niên ngày càng gia tăng, bên cạnh đó thiếu sự sẳn có của các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ sinh sản thích hợp và có chất lượng.
    Trong bối cảnh chung về tình trạng sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam nói trên có sự đóng góp đáng kể của vấn đề sức khoẻ tình dục. Một số nghiên cứu cho thấy vị thành niên ở Việt Nam có quan hệ tình dục trước hôn nhân dao động từ 2,5-20% tuỳ vùng và tuỳ theo giới. Tỷ lệ nạo hút thai ở trẻ vị thành niên khoảng 25% trong tổng số nạo hút thai; viêm nhiễm đường sinh sản, HIV/ADIS ngày một tăng.[18].
    Tình dục và quan hệ giới gắn liền với nhau và đóng vai trò trung tâm trong sức khoẻ sinh sản. Hành vi tình dục là khởi đầu của hành vi sức khoẻ sinh sản. Nếu người dân không được cung cấp những kiến thức cần thiết về sức khoẻ tình dục để tránh những hành vi sai thì sẽ ảnh hưởng không chỉ ở sức khoẻ sinh sản mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội[19].
    Cho đến nay, tình dục đã được nghiên cứu như là một hành vi được cấu trúc bởi yếu tố xã hội hơn là mặt tác động sinh học của nó, tình dục được khảo sát về mặt nguy cơ đối với sức khoẻ, khảo sát hành vi trong bối cảnh tránh thai và tránh lây nhiễm các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS [13]
    Trong mọi xã hội, thái độ và hành vi về vấn đề tình dục và giới có ý nghĩa sâu xa đối với phụ nữ và nam giới và có ảnh hưởng cơ bản đến chất lượng cuộc sống. Hiểu biết về thái độ và hành vi tình dục có tầm quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, những người lập chính sách và những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, vì những thái độ và hành vi ấy hầu như giải thích cho tất cả những điều kiện mà chương trình đặt ra.[20]
    Theo WHO (2002) sức khoẻ tình dục là tình trạng là trạng thái thoải mái về thể chất, cảm xúc, tâm thần và xã hội liên quan đến tình dục; sức khoẻ tình dục không có nghĩa là không bị bệnh tật. Sức khoẻ tình dục đòi hỏi một cách tiếp cận tích cực và nghiêm túc đối với tình dục và các mối quan hệ tình dục; những thú vui tình dục và những trải nghiệm tình dục an toàn, và không có ép buộc tình dục.[9]
    Trong thời gian qua,đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ sinh sản tại nhiều địa phương, cho nhiều đối tượng, nhưng chưa có nghiên cứu nào về sức khoẻ tình dục của người dân tại một cộng đồng.
    Với các lý do đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu sức khoẻ tình dục qua đề tài: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục và các yếu tố liên quan ở đối tượng phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ tại huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên năm 2011 nhằm các mục tiêu cụ thể như sau:
    1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về sức khoẻ tình dục của đối tượng phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ tại huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên.
    2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về sức khoẻ tình dục của đối tượng phụ nữ có chồng trong lứa tuổi sinh đẻ tại huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...