Thạc Sĩ Khảo sát khả năng và sử dụng từ Hán Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Khảo sát khả năng và sử dụng từ Hán Việt
    DẪN NHẬP
    1. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu
    Việt Nam trong thế kỉ 21 đang trên đà phát triển toàn diện đất nước, một
    trong những vấn đề trọng tâm là đẩy mạnh giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu cơ
    bản của Đảng và Nhà nước ta đề ra là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
    bồi dưỡng nhân tài; cốt lõi của việc đẩy mạnh giáo dục là cải tiến phương pháp,
    nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với bộ môn Ngữ Văn, phương pháp giảng
    dạy tối ưu xưa nay của người giáo viên vẫn là phương pháp dùng lời nói để
    trình bày tài liệu, tác động đến học sinh. Tuy nhiên, trong khi nói lẫn viết, người
    giáo viên Ngữ Văn cũng như nhiều bộ môn khác cũng gặp không ít khó khăn
    trong việc lựa chọn và giải thích từ ngữ, đặc biệt là từ Hán Việt. Điều đó làm ảnh
    hưởng ít nhiều đến khả năng giảng dạy của giáo viên.
    Đối với học sinh, vấn đề sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt cũng là một
    vấn đề hết sức khó khăn. Mặc dù ở mỗi cấp học, bộ môn tiếng Việt đều được
    đưa vào giảng dạy song song với những bộ môn khác, trong đó có một số bài
    dạy về từ Hán Việt; song, nhìn chung phần lớn học sinh đều hiểu sai nghĩa của
    từ Hán Việt dẫn đến một số trường hợp ngộ nhận đáng tiếc khi đặt câu, ngay cả
    những sinh viên đại học chuyên ngành Ngữ văn. Có thể kể ra đây một số lỗi
    thường gặp như:
    - Dùng từ sai phong cách:
    Vd: Ông ấy bị bệnh đã hy sinh hôm qua (bài làm của học sinh).
    Thay vì nói: Ông ấy bị bệnh đã từ trần hôm qua.
    - Viết sai chính tả:
    Vd: Ông ấy là một nhà văn lãng mạng (bài làm của học sinh).
    Thay vì nói: Ông ấy là một nhà văn lãng mạn.
    - Sử dụng từ không đúng:
    Vd: Nhà văn phải xâm nhập vào hiện thực đời sống để tìm tư liệu (bài làm
    của học sinh).
    Thay vì nói: Nhà văn phải thâm nhập vào hiện thực đời sống để tìm tư
    liệu.
    1 Những trường hợp trên đây xuất phát từ một thực trạng là học sinh không
    hiểu được nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của từ Hán Việt. Như vậy, muốn
    tạo lập văn bản đúng thì người nói (viết) cần có một vốn từ vựng Hán Việt phong
    phú và phải hiểu được phạm vi sử dụng của từ Hán Việt để sử dụng cho phù
    hợp.
    Trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm số lượng tương đối cao - trên 60%.
    Lượng từ Hán Việt này đã góp phần không nhỏ trên bước đường phát triển của
    tiếng Việt, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu do cuộc sống văn hoá - xã
    hội đề ra. Tuy nhiên, bản thân nó cũng chứa đựng nhiều điều phức tạp, gây khó
    khăn cho người tiếp nhận và sử dụng, là vấn đề nhạy cảm nhất mà bất cứ
    người nào muốn tìm hiểu sâu về tiếng Việt cũng gặp phải.
    Qua học tập bộ môn Hán Nôm trong nhà trường đại học, chúng tôi nhận
    thấy từ Hán Việt có rất nhiều điều hay, nó đóng góp không nhỏ cho việc học tập
    bộ môn Ngữ văn. Do vậy, thiết nghĩ, khi học tập môn Ngữ văn, học sinh phải có
    vốn từ Hán Việt nhất định và có khả năng giải thích từ Hán Việt để tiếp thu các
    tác phẩm văn học Việt Nam trung đại, văn học Trung Quốc và nhất là sử dụng
    chúng trong giao tiếp cuộc sống.
    Trên thực tế, trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, chuyên luận
    bàn về từ Hán Việt ở nhiều khía cạnh khác nhau và những cuộc điều tra tình
    hình hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh, sinh viên.
    Tác giả Đặng Đức Siêu trong quyển “Dạy và học từ Hán Việt ở trường
    phổ thông” đã chú ý nghiên cứu ở khía cạnh nhận diện từ Hán Việt qua cái nhìn
    lịch sử để từ đó đề ra phương hướng nắm vững vốn từ Hán Việt.
    Bên cạnh đó, một số tác giả lại nghiên cứu tìm ra mẹo để giải nghĩa từ
    Hán Việt như ở quyển “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả” của tác
    giả Phan Ngọc, .
    Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong quyển “Sự hình thành cách đọc Hán Việt”
    lại chú ý ở phương diện cách đọc và xuất xứ của cách đọc Hán Việt.
    Ngoài ra, chúng ta còn thấy bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn
    Khang: Tiếng Việt trong trường học đề cập đến phương pháp dạy học từ Hán
    Việt hiện nay ở nhà trường phổ thông, điều đó gợi mở cho đề tài của chúng tôi
    rất nhiều.
    Đặc biệt, phong phú hơn cả là những chuyên luận đăng trên tạp chí Hán
    Nôm và tạp chí Ngôn Ngữ, những quyển từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ,
    tự điển Hán Việt của các tác giả Đào Duy Anh, Bửu Kế, .
    Sự quan tâm nghiên cứu về từ Hán Việt tương đối phong phú, đều khắp
    các mặt; tuy nhiên, để khảo sát trên một địa bàn cụ thể, tại trường PT ở địa bàn
    Tp. Long Xuyên – An Giang thì chưa có công trình nào. Tình hình này ở mỗi giai
    2đoạn, mỗi khu vực lại có những đặc điểm khác nhau. Do vậy, đến nay nó vẫn là
    vấn đề hết sức nóng bỏng của xã hội.
    Thiết nghĩ, là sinh viên chuyên ngành Ngữ văn, người sẽ trực tiếp giảng
    dạy trong tương lai, điều chúng tôi nên làm khi đang ngồi trên ghế nhà trường
    đại học chính là vận dụng kiến thức đã học nhằm hình thành cho mình phương
    pháp giảng dạy tích cực nhất, khắc phục những yếu kém hiện tại của học sinh.
    Chính vì vậy, chúng tôi chọn làm đề tài nghiên cứu của mình là: KHẢO
    SÁT KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH KHỐI 10
    VÀ 12 TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN.
    Qua nghiên cứu, tôi sẽ biết được khả năng giải thích và sử dụng từ Hán
    Việt của học sinh trung học phổ thông, những lỗi thông thường mà phần lớn học
    sinh gặp phải. Từ đó, đưa ra định hướng cho mình cách dạy tốt môn Ngữ văn,
    với mục tiêu là giúp cho học sinh có hứng thú với bộ môn
    Văn học trung đại nói riêng cũng như Văn học Việt Nam nói chung - bộ môn
    chưa thực sự được học sinh quan tâm tương xứng với nét đặc sắc của nó.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Khi chọn đề tài này, chúng tôi đã xác định hai mục đích chính của đề tài
    như sau:
    2.1 Chúng tôi muốn thông qua khảo sát thực tế ở địa bàn trường THPT
    Long Xuyên để có được kết quả cụ thể về khả năng giải thích và sử dụng từ
    Hán Việt của học sinh THPT. Việc thống kê phiếu điều tra nhằm phát hiện
    những yếu kém và những lỗi thường gặp trong việc hiểu và sử dụng từ Hán
    Việt, từ đó rút ra một số nhận xét bước đầu.
    2.2 Sau khi đã nắm được khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học
    sinh hai khối 10 và 12, mục đích cuối cùng của chúng tôi là đề ra một số biện
    pháp để khắc phục tình trạng này, tức là sẽ nâng cao khả năng giải thích và sử
    dụng từ Hán Việt cho học sinh bằng cách đề ra những biện pháp khắc phục
    những lỗi Hán Việt thông thường, những mẹo luật học từ Hán Việt, phương
    pháp mở rộng từ Hán Việt, . Ngoài ra, đề tài còn mong muốn đề ra một số kiến
    nghị góp phần nâng cao kết quả dạy học từ Hán Việt trong nhà trường.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi xác định nhiệm vụ của đề tài bao
    gồm các nội dung cụ thể sau:
    3.1 Làm sáng tỏ những lý thuyết về từ Hán Việt.
    - Nêu khái niệm từ Hán Việt, có liên hệ với lịch sử hình thành và phân biệt
    với các loại từ Việt gốc Hán khác.
    3- Nêu đặc điểm của từ Hán Việt và cách nhận dạng chúng.
    - Nêu vị trí của từ Hán Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt cả trong quá khứ
    và hiện tại, chỉ ra một số vấn đề về dạy và học từ Hán Việt trong trường phổ
    thông.
    3.2 Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10
    và 12 trường THPT Long Xuyên qua tổng hợp các phiếu điều tra, trong đó bao
    gồm thống kê khả năng nhận biết từ Hán Việt của học sinh, phân tích các lỗi
    thường gặp trong sử dụng tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng cũng
    như xem xét khả năng mở rộng từ Hán Việt của học sinh, .
    3.3 Từ kết quả khảo sát thu được, chúng tôi sẽ so sánh khả năng hiểu và
    sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12, sự chênh lệch về khả năng
    hiểu và sử dụng từ Hán Việt giữa hai khối lớp nhằm đề ra biện pháp phù hợp.
    3.4 Nêu nguyên nhân của thực trạng hiểu và dùng sai từ Hán Việt, bao
    gồm: nguyên nhân khách quan do đặc điểm phức tạp của từ Hán Việt, chương
    trình dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông còn bất cập, . cùng với những
    nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh.
    3.5 Qua tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng, đề tài mong muốn đưa ra
    những biện pháp khắc phục, đồng thời nâng cao khả năng hiểu và sử dụng từ
    Hán Việt của học sinh. Những biện pháp khắc phục được tổng hợp từ những
    mẹo luật giải nghĩa từ Hán Việt, mẹo học từ Hán Việt được tiếp thu, thừa hưởng
    từ các công trình nghiên cứu của một số tác giả đi trước, kết hợp với những ý
    tưởng và phương pháp học của bản thân.
    3.6 Đề tài cũng nêu một số kiến nghị giúp học sinh trong tương lai sẽ có
    hứng thú học tập tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng, đồng thời giúp
    giáo viên Ngữ văn ý thức được tầm quan trọng của bộ môn Hán Nôm nhằm
    nâng cao khả năng giảng dạy tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng của
    người giáo viên theo chương trình SGK đổi mới hiện nay.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Như chúng ta đã biết, vấn đề dạy và học từ Hán Việt là một vấn đề hết
    sức phức tạp, phức tạp ở chỗ năng lực truyền đạt của giáo viên và khả năng
    hiểu của học sinh về lớp từ này. Trước nay, vấn đề này vẫn được quan tâm
    nhiều ở mặt lí luận mà chưa chú trọng lắm về mặt thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi
    chọn khảo sát ở địa bàn trường học để có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng
    hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT hiện nay ở trường THPT Long
    Xuyên. Lẽ ra, đề tài sẽ có giá trị thuyết phục hơn nếu được nghiên cứu ở nhiều
    địa bàn trường học khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về thực trạng
    hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Tuy nhiên, do thời gian nghiên
    cứu có hạn cũng như đề tài còn ở trình độ nghiên cứu của một cá nhân sinh
    viên, vì vậy, tôi chỉ chọn phạm vi nghiên cứu ở một trường học cụ thể là trường
    4THPT Long Xuyên. Do bản thân là sinh viên năm thứ hai, chưa có điều kiện kiến
    tập, thực tập ở trường phổ thông nên quá trình khảo sát chỉ chủ yếu xoay quanh
    việc phát phiếu điều tra ở ba lớp 10 (10A2, 10A11, 10A12) và hai lớp 12 (12A13,
    12A14), không thể mở rộng nghiên cứu, khảo sát cách sử dụng từ Hán Việt của
    học sinh trong tiết học để quan sát đầy đủ hơn về thực trạng hiểu và sử dụng từ
    Hán Việt của học sinh THPT.
    Sở dĩ đề tài chỉ chọn khối 10 và khối 12 vì đây là khối lớp đầu cấp và cuối
    cấp, dễ dàng có sự đánh giá trình độ. Việc chọn lựa hai khối lớp này cũng nhằm
    có sự so sánh, đánh giá nhất định về phương pháp dạy và học từ Hán Việt trong
    nhà trường THPT để có những cứ liệu xác thực nhằm đề ra những biện pháp
    phù hợp với thực tế hơn.
    5. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Khả năng hiểu và sử dụng từ Hán
    Việt của học sinh khối 10 và khối 12.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài có sử dụng các phương pháp:
    - Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài, chọn lọc, ghi chép lại nội dung
    cần yếu và tìm cơ sở dữ liệu của đề tài.
    - Phương pháp khảo sát thực tế: Do không có điều kiện để dự giờ từng
    tiết dạy cụ thể, quan sát quan sát khả năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh
    trong khi trả lời giáo viên; vì vậy, đề tài chỉ thông qua một hình thức chủ yếu là
    phát phiếu điều tra ở 5 lớp cùng với phỏng vấn ngẫu nhiên 2 học sinh khối 10 về
    hứng thú học cũng như khả năng hiểu từ Hán Việt của học sinh.
    Do tiến hành điều tra đồng thời ở năm lớp trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm
    đầu tuần nên chúng tôi không thể theo dõi quá trình trả lời của tất cả các em ở
    năm lớp mà nhờ vào sự hỗ trợ của các giáo viên chủ nhiệm của năm lớp hướng
    dẫn các em hiểu rõ về nội dung yêu cầu câu hỏi và định hướng trả lời, đồng thời
    các giáo viên chủ nhiệm cũng đảm bảo cho tính khách quan của việc điều tra.
    - Phương pháp thống kê và xử lý tư liệu: Khi đã thu thập đầy đủ những
    phiếu điều tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê để xác định về lượng, từ đó tổng
    hợp hoá và phân loại. Cụ thể là ở mỗi câu, chúng tôi sẽ phân số lượng những
    câu trả lời, số câu trả lời đúng, số câu trả lời sai và chia chúng theo tỉ lệ phần
    trăm; sau đó, chúng tôi sẽ tổng hợp những câu trả lời sai để làm ví dụ, dẫn
    chứng cụ thể trong nội dung phần khảo sát thực trạng. Trong số những câu trả
    lời sai này, chúng tôi sẽ phân loại lỗi sai để làm minh hoạ cho từng nội dung cụ
    thể được nêu ra.
    5 7. Bố cục đề tài
    Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo
    ra, gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận chung
    Chương 2: Khảo sát thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh
    khối 10 và 12 trường THPT Long Xuyên
    Chương 3: Những giải pháp khắc phục
    6
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...