Luận Văn Khảo sát khả năng sống sót của vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus trong chất mang bã bùn mía

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


    Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong thời gian vừa qua, để nâng cao năng suất thu hoạch người nông dân đã không ngừng sử dụng các loại phân bón hóa học. Sự canh tác liên tục đã trực tiếp làm cho đất trồng thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng, đất bị chai cứng, giảm độ phì nhiêu, tính chất vật lí, hóa học và sinh học của đất trồng bị thay đổi. Để bù đắp phần chất dinh dưỡng bị mất đi, hàng triệu tấn phân hóa học được bón xuống đất trồng mỗi năm. Tuy nhiên người ta ước tính lượng phân bón mà cây hấp thụ chỉ khoảng 40-50% lượng phân bón cho cây trồng. Như vậy lượng phân bón còn lại sẽ hòa vào không khí, thấm vào đất hoặc theo dòng nước đổ ra sông, suối và làm ô nhiễm môi trường, điều này gây lãng phí cả về tiền của, sức lao động, làm tăng cao giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó sự hoạt động hết công suất của các nhà máy sản xuất phân hóa học, lượng phân bón mà cây không hấp thụ đã gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
    Dân số thế giới gia tăng đòi hỏi lượng lương thực thực phẩm sản xuất ra cũng tăng, tức là phải tăng năng suất cây trồng. Muốn giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc tạo ra nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao còn cần phải bón các loại phân hợp lý để cải tạo đất, làm cho đất không bị kiệt quệ (Chu Thị Thơm et al., 2006).
    Sự xuất hiện và sử dụng phân hóa học từ giữa thế kỉ XX đã được phổ biến trên khắp thế giới vì những lợi ích thực tế vô cùng to lớn mà nó mang lại. Tuy nhiên, người ta đã nhận ra nhiều khuyết điểm khi sản xuất và sử dụng loại phân này. Quá trình sản xuất phân hóa học đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, nguyên liệu sản xuất có thể làm kiệt quệ nguồn tài nguyên không phục hồi được (dầu mỏ). Mặt khác, khi sử dụng phân hóa học trong một thời gian dài có thể làm độ phì nhiêu của đất giảm, ô nhiễm tầng nước mặt, nhiễm độc đất (Nguyễn Phú Thọ, 2006), ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, có thể gây hại đến sức khỏe con người (Lê Văn Tri, 2001). và ảnh hưởng đến môi trường không khí của trái đất
    Để cải tạo đất và khắc phục những hậu quả do việc sản xuất và sử dụng phân bón hóa học, người ta sử dụng phân hữu cơ để thay thế một phần và có thể tiến tới thay thế hoàn toàn lượng phân hóa học. Nhưng phân hữu cơ truyền thống (phân xanh, phân chuồng, phân rác ) khó có thể đáp ứng được nhu cầu của một nền nông nghiệp hiện đại. Sự phát triển của một nền khoa học tiên tiến điển hình là sự phát triển của ngành công nghệ sinh học đã cho ra đời một sản phẩm mới: phân hữu cơ vi sinh (gọi tắt là phân vi sinh). Kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc sử dụng phân bón vi sinh vật có thể cung cấp cho đất từ 30-60 kg nitơ (đạm)/ha/năm, thay thế đến 50% lượng lân vô cơ cần bón và làm tăng độ phì nhiêu của đất. Các chế phẩm có chứa vi sinh vật còn làm tăng khả năng trao đổi chất trong cây, nâng cao sức đề kháng và chống bệnh ở cây trồng, làm tăng chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân (theo www.vneconomy.vn số ra ngày 29/10/2007)
    Từ lợi ích thực tế và nhu cầu cấp thiết của việc nghiên cứu, sử dụng phân vi sinh, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tiến hành nghiên cứu và triển khai ứng dụng rộng rãi, đã có nhiều sản phẩm được cấp phép và lưu hành từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh được lòng tin của nông dân và thay thế tập quán sản xuất của họ từ việc sử dụng phân hóa học sang sử dụng phân vi sinh còn là một bài toán khó. Lời giải của bài toán này là phải làm sao kết hợp một cách hoàn hảo giữa chất lượng, giá thành và sự tiện dụng.
    Sử dụng những chất mang dễ tìm, rẻ tiền mang tính chất tận dụng các phế thải từ các quy trình sản xuất các sản phẩm khác là một hướng đi đang được chú ý nhất. Vì ngoài việc làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học, tạo thêm nhiều công ăn việc làm thì còn góp phần nâng cao lợi nhuận cho nông dân, đóng góp vào quá trình sản xuất lương thực thực phẩm an toàn, làm giảm ô nhiễm môi trường và xây dựng mô hình phát triển bền vững trong Công - Nông nghiệp.

    Bã bùn mía là một sự lựa chọn phù hợp vì bã bùn mía nếu được xử lý đúng cách sẽ là một môi trường hữu hiệu để các vi sinh vật phát triển, tạo tiền đề cho một sản phẩm phân vi sinh chất lượng tốt, giá thành hạ. Không nằm ngoài những mục đích trên, đề tài “Khảo sát khả năng sống sót của vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus trong chất mang bã bùn mía” được thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...