Thạc Sĩ Khảo sát khả năng sinh kháng sinh của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn huyện Cần Giờ thàn

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 27/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong suốt quá trình phát triển của nhân loại, loài người luôn phải đấu tranh
    vượt qua mọi trở ngại, thách thức khác nhau. Bệnh tật chính là một trong số các trở
    ngại đó và rất nhiều bệnh có nguyên nhân do vi sinh vật (VSV) gây ra. Từ rất xa xưa
    trong lịch sử, bằng con đường tìm tòi, khám phá và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn,
    con người đã phát hiện và ứng dụng hiệu quả nhiều nguồn dược liệu vào mục đích
    điều trị y học. Với sự phát triển của VSV học, với bước ngoặt lịch sử là phát minh vĩ
    đại của Alexander Fleming (1928) đã mở ra kỷ nguyên mới trong y học: khai sinh ra
    chất kháng sinh và ứng dụng chất kháng sinh vào điều trị cho con người.
    Chất kháng sinh (CKS) không những trở thành thần dược cứu sống con người
    mà còn được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm
    và bảo vệ môi trường. Để phòng chống nấm hại cây trồng , trong nền nông nghiệp
    hiện đại, người ta càng sử dụng nhiều CKS có nguồn gốc VSV để thay thế dần các
    hóa chất đã sử dụng vốn rất độc đối với con người và môi trường. Vì vậy, việc thay
    thế thuốc trừ sâu hóa học bằng các chế phẩm sinh học là một giải pháp an toàn và
    hiệu quả, khắc phục được nhược điểm của nông dược trong bảo vệ thực vật và sức
    khỏe cộng đồng.

    Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển việc lạm dụng thuốc KS, việc
    các VK gây bệnh ở người đang kháng nhiều loại KS thông thường, ngày càng xuất
    hiện nhiều chủng VSV kháng thuốc nên việc điều trị bằng kháng sinh trở nên rất khó
    khăn cho các thầy thuốc lâm sàng.Việc tìm kiếm CKS mới nhất là các CKS có nguồn
    gốc từ thiên nhiên, do các VSV tiết ra chống lại các VSV gây bệnh đã lờn thuốc đang
    thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, đó là một việc làm vô cùng cấp thiết và
    quan trọng.

    Trong quá trình tìm kiếm ấy con ngươi luôn quan tâm đến nhóm VSV sinh
    CKS ở các hệ sinh thái đặc biệt, trong đó có nấm sợi RNM. Các nhà khoa học tin
    rằng với môi trường sống đặc biệt này con đường trao đổi chất của chúng cũng khác
    hơn so với với các sinh vật trên đất liền. Vì vậy các sản phẩm trao đổi chất có tính
    chất khác lạ, trong đó sẽ có các CKS mới. Tuy nhiên sự hiểu biết về VSV ở RNM

    còn rất hạn chế và là lãnh vực còn bỏ ngỏ. Nấm sợi là một đại diện quan trọng của hệ
    VSV RNM. Tìm hiểu về nấm sợi có khả năng sinh KS, vai trò của chúng trong hệ
    sinh thái RNM là việc làm rất cần thiết. Đặc biệt đối với nấm sợi sinh KS thì việc
    nghiên cứu tìm ra chất kháng sinh mới đang là đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm của
    nhiều nhà khoa học thuộc các lãnh vực khác nhau vì chất kháng sinh đã vuợt ra khỏi
    phạm vi y học. So với y học việc sử dụng chất kháng sinh sinh ra từ nấm sợi trong
    bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm v v còn hạn chế.
    Để góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị tài nguyên từ nấm sợi ở RNM và
    tiềm năng của chúng trong thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “ Khảo sát khả năng sinh kháng sinh của các chủng nấm sợi phân lập từ
    rừng ngập mặn huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh”.

    2. Lược sử vấn đề nghiên cứu
    - Chưa có tác giả nào nghiên cứu "Nấm sợi phân lập từ RNM huyện Cần Giờ
    TPHCM có khả năng sinh kháng sinh".
    - Có một số đề tài nghiên cứu có liên quan về nấm sợi ở RNM như:
    + “ Tổng kết kết quả nghiên cứu về tính đa dạng và vai trò của nhóm nấm sợi
    phân lập từ một số RNM ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình” của tác giả Mai Thị
    Hằng (2002)
    + “ Khảo sát hoạt tính đối kháng và tiềm năng ứng dụng của các chủng nấm sợi
    phân lập từ một số khu RNM Nam Định và Thái Bình” của tác giả Mai Thị Hằng, Lê
    Thanh Huyền (2002).
    +“ Khảo sát khả năng ký sinh gây bệnh côn trùng và tiềm năng kiểm soát sinh
    học của nấm RNM Nam Định của tác giả Mai Thị Hằng, Nguyễn Vĩnh Hà (2002).

    3. Mục đích nghiên cứu
    Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng sinh kháng sinh có thể sử
    dụng vào ức chế VSV gây bệnh ở người, cây trồng.

    4. Đối tượng nghiên cứu
    - Các chủng nấm sợi được phân lập từ RNM huyện Cần giờ có hoạt tính kháng sinh.
    - Các VSV kiểm định nhận từ viện Pasteur, Viện khoa học Kĩ thuật Nông
    nghiệp Miền Nam, khoa Nông học Đại học Nông Lâm TPHCM, khoa xét nghiệm
    Bệnh viện Bình Dân.
    - Sâu tơ nhận từ công ty Vipesco; tằm nhận từ công ty Dâu tằm tơ, Bảo lộc.

    5. Phạm vi nghiên cứu
    Các chủng nấm sợi sinh kháng sinh có nguồn gốc từ RNM.

    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng kháng sinh từ RNM
    huyện Cần Giờ.
    - Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của các chủng nấm sợi tuyển chọn (đặc
    điểm sinh học và phân loại)
    - Bước đầu tìm hiểu khả năng ứng dụng của các chủng nấm sợi đã được tuyển
    chọn trong phòng và chống bệnh, sâu hại cho cây trồng

    7. Phương pháp nghiên cứu
    - Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm sợi bằng phương pháp vi sinh.
    - Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản, phân loại các chủng nấm sợi bằng phương
    pháp hóa sinh.
    - Xử lý số liệu thu thập bằng phương pháp sử dụng toán học thống kê đơn giản.

    8. Dự kiến cấu trúc luận văn
    Gồm:
    - Mở đầu
    - Chương 1: Tổng quan tài liệu.
    - Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
    - Chương 3: Kết quả và bàn luận.
    - Kết luận và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...