Luận Văn Khảo sát khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4, 5 ở tiểu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Lời cảm ơn 1
    Mục lục 2
    Phần 1: Phần mở đầu 4
    1. Lý do chọn đề tài 4
    2. Lịch sử vấn đề 5
    3. Mục đích – yêu cầu 5
    4. Phương pháp nghiên cứu 6
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    Phần 2: Nội dung 7
    Chương 1: Cơ sở lí luận 7
    1. Nghĩa của từ 7
    1.1. Khái niệm về nghĩa của từ 7
    1.2. Các thành phần nghĩa của từ 8
    2. Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ 11
    2.1.Thế nào là sự biến đổi nghĩa của từ ? 11
    2.2. Nguyên nhân của sự biến đổi nghĩa của từ 11
    2.3. Các chiều hướng biến đổi nghĩa của từ 12
    2.4. Các quy luật biến đổi nghĩa của từ 13
    2.5. Các kiểu nghĩa của từ đa nghĩa 17
    Chương 2: Thực trạng khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của
    học sinh qua các bài tập đọc lớp 4, 5 ở Tiểu học. Nguyên nhân và biện
    pháp khắc phục 20
    1. Dạng bài: Bài tập phát hiện từ ngữ 20
    1.1. Kết quả khảo sát 21
    1.2. Nguyên nhân 26
    1.3. Biện pháp khắc phục 27
    2. Dạng bài: Giải nghĩa từ 27
    2.1. Kết quả khảo sát 28
    2.2. Nguyên nhân 35
    2.3. Biện pháp khắc phục 36
    3. Dạng bài: Cảm thụ từ 40
    3.1. Kết quả khảo sát 40
    3.2. Nguyên nhân 42
    3.3. Biện pháp khắc phục 43
    Phần 3: Kết luận 48
    Tài liệu tham khảo 49
    Phụ lục 50



    1. Lí do chọn đề tài
    Từ vựng – là một bình diện của ngôn ngữ bên cạnh những bình diện khác như ngữ pháp, ngữ âm, phong cách . Dạy từ ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình phổ thông nói chung và chương trình Tiếng việt bậc tiểu học nói riêng. Mục tiêu đầu tiên của môn học Tiếng Việt hiện nay là hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Điều này có nghĩa là chương trình Tiếng Việt Tiểu học giúp các em mở rộng và phát triển vốn từ làm cho các em hiểu nghĩa của từ cụ thể, từ đó vận dụng vào học tập và giao tiếp.
    Về từ ngữ, tác giả cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” khẳng định “Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không có bất cứ một ngôn ngữ nào”. Điều này lí giải tại sao việc dạy từ ngữ được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, lí giải tại sao việc mở rộng và phát triển vốn từ cho học sinh được chú trọng ngay từ bậc Tiểu học.
    Trung tâm của việc dạy từ vựng là dạy từ và khâu then chốt của dạy từ là dạy ý nghĩa. Trong giao tiếp thông thưòng cả người phát (nói, viết) và người nhận (nghe, đọc) đều phải nắm được từ, hiểu được từ thì mới sử dụng được một cách chuẩn xác, từ đó giao tiếp mới có hiệu quả.
    Đối với học sinh tiểu học việc phát hiện ra từ, hiểu nghĩa của từ, từ đó thấy được cái hay cái đẹp của từ sẽ góp phần mở rộng và phát triển vốn từ cho học sinh, từ đó “bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho các em”.
    Vậy hiện trạng khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh ra sao? Trước hiện trạng đó ngườigiáo viên cần đưa ra phương pháp dạy học như thế nào cho thích hợp?
    Xác định được tầm quan trọng của vấn đề và qua tìm hiểu thực tế dạy học chúng tôi lựa chọn đề tài : “Khảo sát khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4, 5”.
    2. Lịch sử vấn đề
    Từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4, 5 ở Tiểu học. Vì vậy, chúng tôi có thể khẳng định đề tài “Khảo sát khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua các bài tập đọc lớp 4,5 ở Tiểu học” là một đề tài hết sức mới mẻ và có khả năng khơi nguồn cho nhiều cây bút.
    3. Mục đích – yêu cầu
    3.1. Mục đích
    Khi lựa chọn đề tài này, người thực hiện nhằm đạt tới một hiệu quả ứng dụng nhất định.
    Trước hết, chúng tôi phải tiến hành được việc khảo sát thống kê khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh.
    Trên cơ sở đó tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát hiện, hiểu nghĩa và cảm thụ từ ngữ của học sinh.
    3.2. Yêu cầu
    Để đạt được mục đích trên, người viết cần đảm bảo yêu cầu sau :
    - Nắm vững cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.
    - Tiến hành việc điều tra, thống kê, miêu tả, phân loại về khả năng phát hiện và hiểu nghĩa từ ngữ của học sinh.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau :
    4.1. Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn.
    4.2. Phương pháp điều tra – khảo sát – thống kê – phân tích ngôn ngữ học.
    Muốn thực hiện được phương pháp này, người viết phải tiến hành các công việc sau :
    - Tiến hành khảo sát về khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua các dạng bài tập tại lớp 4A, 4B, 5A, 5B trường Tiểu học Xuân Phú – Xuân Trường – Nam Định và lớp 4A1, 4A2, 5A1, 5A2 trường tiểu học Trưng Nhị – Phúc yên – Vĩnh Phúc.
    - Xử lí số liệu bằng phương pháp : phân loại, so sánh hay đưa ra các biểu mẫu.
    - Đưa ra nguyên nhân dẫn tới lỗi sai của học sinh trong quá trình làm bài.
    4.3. Phương pháp đề xuất giả thiết
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Để tìm hiểu và thu thập tài liệu cho đề tài chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nghĩa của từ trong chương trình tiểu học. Sau đó khảo sát khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ ngữ của học sinh qua ba dạng bài tập
    Bài tập phát hiện từ ngữ
    Bài tập giải nghĩa từ ngữ
    Bài tập cảm thụ từ ngữ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...