Luận Văn Khảo sát khả năng nhiễm Coliform và E.coli trong nước uống, nước uống có gas trên địa bàn quận Bình

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 23/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU



    1.1. Đặt vấn đề
    Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người không ngừng cải thiện, tiện nghi và đầy đủ hơn. Con người không chỉ ăn no mặc ấm mà còn được ăn ngon mặc đẹp và quan trọng hơn hết sức khỏe con người được chăm sóc tốt và chu đáo. Song song những mặt tích cực nhận thấy được thì mặt trái của vấn đề cũng rất đáng quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Các loại thực phẩm, đồ uống ngày nay rất phong phú về chủng loại, màu sắc, thành phần và giá cả cũng như giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh những sản phẩm chất lượng, uy tín tồn tại không ít các sản phẩm có chất lượng kém. Mặc dù, việc kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên nhưng vẫn không kiểm soát hết được những sản phẩm kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. Do đó, người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
    Khả năng nhiễm đối với các loại sản phẩm đồ uống thuộc các thương hiệu nổi tiếng: Pepsi, Lavie, Coca Cola tuy thấp nhưng không phải không có. Còn đối với các loại nước uống không đóng chai như nước mía, nước sâm, nước đậu nành được bày bán khắp đường phố thì nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh rất cao. Do nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng “ngon, bổ, rẻ” nên quy trình chế biến những sản phẩm này rất “đơn giản” là đã có được một ly nước mát. Chính vì thế, các bệnh liên quan tới ăn uống như rối loạn đường tiêu hóa, hô hấp, tiêu chảy không ngừng phát triển thậm chí thành dịch ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Mà điển hình trong những loại vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người có nhiều trong thực phẩm, đồ uống phải kể tới đó là Coliforms và E.coli.
    Từ thực tiễn nêu trên và được sự đồng ý của khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng nhiễm Coliforms và E.coli trong nước uống, nước uống có gas trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh”. Đề tài này được thực hiện tại phòng Thí nghiệm Vi sinh, Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Khảo sát tỷ lệ nhiễm Coliforms và E.coli trong các loại nước uống, nước uống có gas trên địa bàn quận Bình Thạnh góp phần đánh giá mức độ an toàn của những sản phẩm đồ uống đang lưu hành trên thị trường.
    1.3. Nội dung nghiên cứu
    Đánh giá tỷ lệ nhiễm Coliforms trong các sản phẩm nước uống.
    Đánh giá tỷ lệ nhiễm E.coli trong các sản phẩm nước uống.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài thực hiện thông qua việc khảo sát giới hạn định lượng, khảo sát mật độ nhiễm và đánh giá tình hình nhiễm Coliforms và E.coli của một số mẫu nước uống trên địa bàn quận Bình Thạnh.
    MỤC LỤC
    Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh sách các chữ viết tắt vii
    Danh sách các bảng ix
    Danh sách các hình x
    Chương 1: GIỚI THIỆU
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Nội dung nghiên cứu 2
    1.4. Phạm vi nghiên cứu 2
    Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. Tổng quan về nước giải khát 3
    2.1.1. Khái niệm 3
    2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 3
    2.1.3. Dinh dưỡng trong nước giải khát 4
    2.1.4. Tình hình sản xuất và thị trường nước giải khát trên thế giới và Việt Nam hiện nay 4
    2.1.5. Mức độ vệ sinh an toàn của nước giải khát hiện nay 6
    2.2. Một số vi sinh vật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm 8
    2.2.1. Coliforms 8
    2.2.2. E.coli 10
    2.3. Một số phương pháp định lượng vi sinh vật trong nước 20
    2.3.1. Phương pháp đổ đĩa 20
    2.3.2. Phương pháp màng lọc 23
    2.3.3. Phương pháp MPN (Most Probable Number) 24
    Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Địa điểm và thời gian 27
    3.1.1. Địa điểm 27
    3.1.2. Thời gian 27
    3.2. Vật liệu 27
    3.2.1. Mẫu 27
    3.2.2. Hóa chất và môi trường 27
    3.2.3. Dụng cụ và thiết bị 28
    3.3. Bố trí thí nghiệm 29
    3.3.1. Thu mẫu 29
    3.3.2. Thí nghiệm 29
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 29
    3.4.1. Định lượng Coliforms và E.coli bằng phương pháp MPN (Most Probable Number) 30
    3.4.2. Xử lý số liệu 32
    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Đánh giá cảm quan các mẫu nước 36
    4.1.1. Các mẫu nước không đóng chai 36
    4.1.2. Các mẫu nước đóng chai 37
    4.2. Đánh giá mức độ nhiễm Coliforms và E.coli trong các mẫu nước không đóng chai 40
    4.2.1. Đánh giá mức độ nhiễm Coliforms trong các mẫu nước không đóng chai 40
    4.2.2. Đánh giá mức độ nhiễm E.coli trong các mẫu nước không đóng chai 41
    4.3. Đánh giá mức độ nhiễm Coliforms và E.coli trong các mẫu nước đóng chai 42
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    5.1. Kết luận 45
    5.2. Đề nghị 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...