Luận Văn Khảo sát khả năng kiểm soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm NemaITB ở điều kiện nhà lướ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao so với cây trồng khác, được trồng ở nhiều vùng trong nước ta: Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    Trong những năm gần đây, ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển nhanh chóng và chiếm lĩnh thị trường thế giới, do giá tiêu khá ổn định và ở mức cao đã kích thích nông dân phát triển diện tích trồng tiêu và áp dụng các biện pháp thâm canh làm cho diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, so với năm 1995 diện tích trồng chỉ có khoảng 7.000 ha, sản lượng đạt 9.300 tấn, xuất khẩu đạt 17.900 tấn đến năm 2005 diện tích hồ tiêu đã đạt khoảng 50.000 ha, sản lượng gần 100.000 tấn và xuất khẩu đạt 109.000 tấn. Với sản lượng này, đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% nguồn cung hạt tiêu toàn cầu, đã xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, lãnh thổ thuộc khắp các châu lục và đang chi phối giá hồ tiêu trên thị trường thế giới [2].
    Tuy nhiên, cây tiêu rất dễ bị sâu bệnh phá hại, nhất là những vườn tiêu trồng lâu năm, sâu bệnh được tích lũy và dễ phát sinh thành dịch hại nghiêm trọng làm cho diện tích và sản lượng giảm gây thiệt hại kinh tế lớn cho nông dân trồng tiêu. Theo Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam nhận định sâu bệnh hại tiêu là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm diện tích, sản lượng và năng suất của cây hồ tiêu, điển hình là ong chích đọt cây vông nem (trụ tiêu) gây chết hàng loạt cây choái ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, bệnh vàng lá, thối rễ chết nhanh, lây lan do virus, bệnh đốm lá, rụng đốt phát sinh ở nhiều vùng trên diện rộng. Trong các dịch bệnh thì bệnh chết nhanh là bệnh gây thiệt hại lớn nhất, là mối lo của những người trồng tiêu vì bệnh diễn ra nhanh, lây lan trên diện rộng và phát sinh ở nhiều vùng. Theo nhận định của các nhà khoa học cho rằng bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora sp. nhưng tuyến trùng bướu rễ (Meloidogyne sp.) có mặt ở trong đất trồng được xem là tác nhân mở đường cho nấm bệnh trong đất (bệnh soilborn) có cơ hội tấn công rễ tiêu vì rễ tiêu mềm nên tuyến trùng ký sinh thực vật (plant-parasitic nematodes) có rất nhiều trong đất dễ dàng xâm nhiễm và gây ra tổn thương cho bộ rễ tại chỗ tấn công của tuyến trùng. Vì vây, việc phòng trừ tuyến trùng bướu rễ cũng rất quan trọng cho việc phòng trừ dịch bệnh hại cây tiêu và có ý nghĩa kinh tế lớn.
    Đối với việc phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm để tiêu diệt chúng nhưng theo tập quán sản xuất của nông dân vừa muốn diệt nhanh để tăng năng suất vừa muốn rẻ cho nên họ thường chọn những sản phẩm có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học sẽ diệt cả những côn trùng có lợi và thiên địch, làm mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng môi trường đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững cần phải giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật hóa học tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học vừa có khả năng phòng ngừa bệnh hại vừa thân thiện với môi trường.
    Trước yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát khả năng kiểm soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm NemaITB ở điều kiện nhà lưới và bước đầu thử nghiệm tại ấp Bầu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương” với mục đích đánh giá hiệu quả phòng trừ tuyến trùng bướu rễ ở cây tiêu.
    Đề tài thực hiện tại Viện Sinh học nhiệt đới và vùng trồng tiêu thuộc ấp Bầu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương. Vì thời gian thực tập có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào một số nội dung chính sau đây:



    Phân tích hóa lý và sinh học của chế phẩm NemaITB
    Định tính hoạt chất azadirachtin của chế phẩm NemaITB
    Chiết xuất thô hoạt chất của chế phẩm NemaITB và khảo sát tác động của dịch chiết lên tuyến trùng cảm nhiễm tuổi 2 ở điều kiện in vitro
    Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả phòng trừ tuyến trùng bướu rễ của chế phẩm NemaITB trên cây hồ tiêu ở điều kiện nhà lưới
    Sơ bộ đánh giá hiệu quả của chế phẩm ở ngoài đồng ruộng.
    MỤC LỤC

    Trang
    Lời cảm ơn i
    Mục lục . ii
    Danh mục hình và sơ đồ
    Danh mục bảng và đồ thị
    Lời mở đầu . 01
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Khái quát về cây hồ tiêu 03
    1.1.1 Nguồn gốc hồ tiêu 03
    1.1.2 Đặc điểm hình thái 04
    1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu . 05
    1.1.3.1 Giống tiêu 05
    1.1.3.2 Một số nọc (cây choái) sử dụng trồng tiêu và mật độ trồng tiêu . 09
    1.1.3.3 Đất đai 09
    1.1.3.4 Các yếu tố khí hậu 10
    1.1.3.5 Bón phân và kỹ thuật bón phân . 10
    1.1.3.6 Tưới nước – thoát nước 12
    1.1.3.7 Một số yếu tố khác 12
    1.1.4 Sâu bệnh hại chính trên cây hồ tiêu 13
    1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tiêu trên thế giới và Việt Nam 18
    1.1.6 Thực trạng vùng trồng hồ tiêu tại Phú Giáo, Bình Dương 21
    1.1.7 Thành phẩm hóa học và giá trị sử dụng của hạt hồ tiêu . 22
    1.1.7.1 Thành phần hóa học của hạt tiêu . 22
    1.1.7.2 Giá trị sử dụng . 23
    1.2 Khái quát tuyến trùng 23
    1.2.1 Lịch sử nghiên cứu tuyến trùng 25
    1.2.2 Phân loại tuyến trùng ký sinh thực vật 26
    1.2.3 Tuyến trùng ký sinh thực vật (plant-parasitic nematodes) 26
    1.2.4 Hình thái và cấu tạo tuyến trùng thực vật . 28
    1.2.5 Chu kỳ sống của tuyến trùng 30
    1.2.6 Sinh sản và phát triển của tuyến trùng thực vật . 33
    1.2.7 Sự di chuyển và phát tán của tuyến trùng . 34
    1.2.8 Các yếu tố ảnh hưởng lên đời sống tuyến trùng . 35
    1.2.9 Mối quan hệ giữa nitơ, phospho đối với quần xã tuyến trùng đất 36
    1.3 Cơ sở phòng trừ tuyến trùng . 37
    1.3.1 Phòng ngừa 37
    1.3.2 Luân canh 38
    1.3.3 Biện pháp canh tác . 38
    1.3.4 Biện pháp hóa học 39
    1.3.5 Biện pháp vật lý 39
    1.3.6 Biện pháp sinh học . 40
    1.3.6.1 Các tác nhân thiên địch . 40
    1.3.6.2 Chế phẩm sinh học . 41
    1.3.7 Tác động của compost đến tuyến trùng 43
    CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Vật liệu, hóa chất và trang thiết bị . 44
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 46
    2.2.1 Phương pháp xác định độ ẩm 46
    2.2.2 Phương pháp xác định pH . 47
    2.2.3 Xác định độ dẫn điện (EC) 47
    2.2.4 Xác định hàm lượng chất hữu cơ tổng số theo phương pháp WALKEYBLAC 47
    2.2.5 Xác định tổng C hữu cơ 48
    2.2.6 Phương pháp xác định hàm lượng axit humic 48
    2.2.7 Xác định nitơ tổng số theo phương pháp micro Kjeldahl . 49
    2.2.8 Xác định phốt pho tổng số bằng phương pháp so màu(AOAC: 965.17-1990) 50
    2.2.9 Phương pháp định lượng Calcium và Magnesium . 51
    2.2.10 Phương pháp kiểm tra số lượng vi sinh vật . 54
    2.2.11 Phương pháp chiết xuất thô hoạt chất sinh học từ chế phẩm NemaITB . 55
    2.2.12 Phương pháp định tính azadirachtin bằng sắc ký bản mỏng 56
    2.2.13 Phương pháp tách tuyến trùng từ rễ - phương pháp lọc tĩnh . 56
    2.2.14 Phương pháp tách tuyến trùng theo phương pháp ly tâm . 57
    2.2.15 Phương pháp đếm tuyến trùng 60
    2.2.16 Phương pháp thử độc tính . 60
    2.2.17 Phương pháp thử nghiệm trên cây trồng . 61
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1 Kết quả phân tích lý hóa và snh học của chế phẩm dùng trong nghiên cứu 62
    3.2 Định tính hoạt chất azadirachtin của sản phẩm chiết xuất từ chế phẩm NemaITB 63
    3.3 Kết quả thử nghiệm dịch chiết của chế phẩm NemaITB ở điều kiện in vitro 64
    3.4 Thử nghiệm hiệu quả phòng trừ tuyến trùng bướu rễ của chế phẩm NemaITB ở điều kiện vườn ươm . 66
    3.5 Sơ bộ đánh giá hiệu quả phòng ngừa tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm NemaITB tại ấp Bầu Trư, xã An Bình (Phú Giáo, Bình Dương) 72
    CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    4.1. Kết luận . 77
    4.2. Kiến nghị . 77
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...