Luận Văn Khảo sát hoạt tính ức chế tăng trưởng của các cây thuốc việt nam trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính ức chế tăng trưởng
    trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa của 30 cao chiết thô từ 19 cây thuốc Việt Nam dựa
    trên thử nghiệm MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium bromide). Tại
    nồng độ khảo sát 100 àg/ml, 7 cao chiết từ cây còng nước (Calophyllum dongnaiense), dừa
    cạn (Catharanthus roseus), vàng nhựa (Garcinia ferrea), sơn vé (Garcinia merguensis Wight),
    trau tráu (Mammea siamensis (Miq.) T. Anderson) có phần trăm ức chế tăng trưởng tế bào lớn
    hơn 50%, những cao chiết này tiếp tục được khảo sát tại nồng độ 20 àg/ml. Kết quả tại 20
    àg/ml cho thấy cao chiết ether dầu (PEE) từ trau tráu (họ Clusiaceae) có hoạt tính mạnh nhất
    với phần trăm ức chế sự tăng trưởng tế bào là 93%. Kết quả quan sát kiểu hình tế bào và sự
    phân mảnh DNA bộ gene cho thấy chính apoptosis (chết theo chương trình của tế bào) là cơ
    chế gây ức chế tăng trưởng tế bào của PEE.
    1.TỔNG QUAN
    Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, với nguồn dược liệu phong phú. Tuy nhiên, chỉ
    có một số rất ít các dược liệu này được chứng minh hiệu quả trên cơ sở khoa học [2,9]. Hướng
    tới mục tiêu sàng lọc và nghiên cứu cơ chế chống ung thư của các cây thuốc Việt Nam, trong
    phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu nhận mẫu cây và chiết tách trên nhiều
    loại dung môi khác nhau, thu được 30 cao chiết. Sau đó, chúng tôi tiến hành sàng lọc hoạt tính
    gây độc tế bào của các cao chiết trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa. Cao chiết có hoạt
    tính ức chế tế bào mạnh nhất sẽ được nghiên cứu sâu hơn nhằm xác định cơ chế gây độc tế bào
    của nó.
    2.VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
    2.1.Nguyên liệu cây thuốc
    Các cây thuốc sử dụng trong nghiên cứu này được thu nhận từ 8 tỉnh thành của Việt Nam.
    Các cây thuốc này được PGS. Lê Công Kiệt (Khoa Sinh, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Tp.
    HCM) định danh. Sau khi thu nhận, các mẫu cây được cắt nhỏ, phơi khô và chiết với các dung
    môi như ở bảng 1. Dịch chiết sau đó được cô chân không và bảo quản ở 40C.
    2.2.Hóa chất
    Các hóa chất sử dụng trong nuôi cấy tế bào động vật như môi trường E’MEM (Eagle’s
    minimum essential medium), MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium
    bromide), AO (acridine orange), EB (ethidium bromide), proteinase K, RNase A, trypsin,
    amphotericin B, penicillin, streptomycin được mua từ Sigma (St. Louis, MO). Huyết thanh
    được mua từ Biowest (Pháp). Các dụng cụ dùng trong nuôi cấy tế bào như bình Roux, đĩa nuôi
    cấy 24 và 96 giếng được mua từ Nunc (Roskilde, Đan Mạch).
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 11, SỐ 01 - 2008
    Trang 75
    2.3.Nuôi cấy tế bào
    Dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa do Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (NCI –
    Frederick, MD, USA) cung cấp. Tế bào được nuôi trong môi trường E’MEM có bổ sung Lglutamine
    (200mM), HEPES (1M), amphotericin B (0.1%), penicillin-streptomycin 200X và
    10% (v/v) FBS và ủ ở 370C, 5% CO2.
    2.4.Phương pháp MTT [3]
    Dùng để đánh giá khả năng gây độc tế bào của tác nhân nghiên cứu. Phương pháp này
    dựa trên hoạt động của enzyme dehydrogenase của ty thể trong các tế bào sống. Tế bào được
    nuôi trong đĩa 96 giếng. Sau khi ủ 24 giờ, tế bào được xử lý với thuốc ở những nồng độ khác
    nhau trong 48 giờ. Sau đó, dung dịch MTT 0,5 mg/ml và isopropanol:HCl (1:1) lần lượt được
    thêm vào. Số lượng tinh thể formazan tạo thành được đánh giá bằng phương pháp đo mật độ
    quang OD ở bước sóng 570 nm, sẽ phản ánh số lượng tế bào sống trong dịch nuôi cấy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...