Luận Văn Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các chất chiết thô từ cây lô hội và cây hoa phấn nuô

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 19/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT


    LÊ THỊ BÍCH UYỂN, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, với đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các chất chiết thô từ cây lô hội (Aloe vera) và cây hoa phấn (Mirabilis japala L.) nuôi cấy in vitro”, dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Dung. Đề tài được thực hiện tại Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Nông Lâm. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2007.
    Đề tài được thực hiện qua 2 giai đoạn:
    + Giai đoạn 1: Khảo sát ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng như BA, 2,4-D lên sự hình thành mô sẹo và cụm chồi cây lô hội và cây hoa phấn in vitro.
    + Giai đoạn 2: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây lô hội, cây hoa phấn ngoài tự nhiên; cây lô hội và cây hoa phấn in vitro.
    Qua thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả sau:
    - Môi trường thích hợp nhất cho sự tạo sẹo cây hoa phấn là môi trường MS với BA 4 mg/l và 2,4-D 3 mg/l.
    - Môi trường thích hợp nhất cho sự tạo chồi của cây lô hội và cây hoa phấn là môi trường MS với BA 2 mg/l.
    - Dịch chiết trong ethanol của cây lô hội ngoài tự nhiên có khả năng kháng các chủng vi khuẩn: E. coli, Pseudomonas aeruginosa và không kháng được chủng vi khuẩn Staphylococcus, nấm Candida albicans. Tuy nhiên khả năng kháng rất yếu, vòng kháng sinh rất mờ và nhỏ.
    - Dịch chiết trong ethanol của cây lô hội in vitro có khả năng kháng các chủng vi khuẩn: E. coli, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus. Khả năng kháng cao, vòng kháng sinh tương đối rõ.
    - Dịch chiết trong ethanol của:
    + Thân, lá cây hoa phấn ngoài tự nhiên: có khả năng kháng các chủng vi khuẩn: E. coli, Pseudomonas aeruginosa và không kháng được chủng vi khuẩn Staphylococcus, nấm Candida albicans. Khả năng kháng tương đối cao.
    + Rễ cây hoa phấn ngoài tự nhiên: có khả năng kháng khuẩn Staphylococcus. Khả năng kháng cao, đường kính vòng kháng sinh tương đối lớn.
    - Dịch chiết trong ethanol của mô sẹo cây hoa phấn và cây hoa phấn in vitro: có khả năng kháng các chủng vi khuẩn: E. coli, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus. Khả năng kháng cao, vòng kháng sinh tương đối rõ.

    Chương 1. Mở đầu 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu 2
    Chương 2. Tổng quan tài liệu 3
    2.1. Vài nét về cây lô hội và cây hoa phấn 3
    2.2. Đặc điểm sinh học của cây lô hội và cây hoa phấn 4
    2.2.1. Đặc điểm sinh học của cây lô hội 4
    2.2.2. Đặc điểm sinh học của cây hoa phấn 5
    2.3. Công dụng của cây lô hội và cây hoa phấn 7
    2.3.1. Làm cảnh 7
    2.3.2. Làm chất bảo quản thực phẩm 7
    2.3.3. Làm thuốc7
    2.4. Các phương pháp nhân giống cây lô hội và cây hoa phấn 13
    2.4.1. Nhân giống tự nhiên 13
    2.4.2. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô 13
    2.5. Vài nét về các chất điều hòa sinh trưởng thực vật 14
    2.5.1. Auxin 14
    2.5.2. Cytokinin 16
    2.6. Vài nét về các vi khuẩn và nấm gây bệnh thường gặp17
    2.6.1. Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) 17
    2.6.2. Trực khuẩn (Escherichia coli) 22
    2.6.3. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) 25
    2.6.4. Nấm men (Candida albicans) 28
    2.7. Một số nghiên cứu có liên quan 29
    Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 31
    3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
    3.2. Vật liệu 31
    3.2.1. Trang thiết bị và dụng cụ 31
    3.2.2. Vật liệu nuôi cấy mô cây lô hội và cây hoa phấn 31
    3.2.3. Vật liệu thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm 31
    3.2.4. Thành phần môi trường sử dụng trong nghiên cứu 31
    3.3. Phương pháp nghiên cứu33
    3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng lên sự hình thành mô sẹo cây
    hoa phấn 33
    3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA lên sự tạo cụm chồi từ cây lô hội in vitro và cây hoa phấn in vitro 34
    3.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây lô hội và cây hoa phấn ngoài tự nhiên 35
    3.3.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của mô sẹo cây hoa phấn 37
    3.3.5.Thí nghiệm 5: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cây lô hội và cây hoa phấn in vitro 37
    Chương 4. Kết quả và thảo luận 39
    Chương 5. Kết luận và đề nghị 53
    Tài liệu tham khảo 55
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...