Báo Cáo Khảo sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện ứng phó với biến đổi k

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . .6
    NỘI DUNG . .10
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
    BĐKHTC TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
    . 10
    1. Những vấn đề cơ bản về tác động của BĐKHTC . 10
    1.1. Những khái niệm về BĐKH . . 10
    1.1.1. Khái niệm hiện tượng khí tượng cực đoan . . 10
    1.1.2. Khái niệm biến động (dao động) khí hậu . 11
    1.1.3. Khái niệm biến đổi khí hậu toàn cầu . . 12
    1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu . . 14
    1.3. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu . . 15
    2. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp . . 16
    2.1. Những khái niệm trong hoạt động kinh doanh . 17
    2.2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh . . 18
    2.3. Các lĩnh vực cơ bản của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
    . 18
    2.3.1. Lĩnh vực sản xuất . . 20
    2.3.2. Lĩnh vực phân phối . 20
    2.3.2.1. Kênh phân phối ngắn là kênh phân phối không có trung gian
    hoặc có một trung gian . 21
    2.3.2.2. Kênh phân phối dài là kênh có từ 2 kênh trung gian trở lên . 23
    2.3.3. Lĩnh vực tiêu thụ . . 24
    3. Nghiên cứu tổng quan mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh của các doanh




    nghiệp Việt Nam với BĐKHTC . . 25
    3.1. Tác động chung của BĐKH đến nền kinh tế và các doanh nghiệp ở Việt
    Nam . 26
    3.1.1. Tác động đến ngành nông-lâm-ngư nghiệp . 28
    3.1.2. Tác động đến ngành công nghiệp . 30
    3.1.3. Tác động đến ngành dịch vụ . . 30
    3.2. Tác động của các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đến BĐKHTC 31
    3.2.1. Sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề BĐKHTC
    31
    3.2.2. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tác động đến môi trường
    tự nhiên và khí hậu toàn cầu . . 32
    CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH
    NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU . . 35
    1. Phương pháp khảo sát . . 35
    1.1. Thiết kế quy trình khảo sát . 35
    1.2. Thực hiện khảo sát . 36
    1.2.1. Khảo sát sơ bộ . . 36
    1.2.2. Khảo sát chính thức . 36
    1.2.2.1. Cỡ mẫu . . 36
    1.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và thu mẫu . 37
    1.2.2.3. Xử lý dữ liệu . . 38
    1.3. Các loại thang đo và các câu hỏi sử dụng trong khảo sát chính thức . 38
    1.4. Tóm tắt . . 39
    2. Kết quả khảo sát và đánh giá . . 40
    2.1. Mức độ quan tâm và hiểu biết của doanh nghiệp về BĐKHTC. . 41
    2.2. Tác động của BĐKH đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
    . 46




    3. Một số kết luận rút ra từ khảo sát . 50
    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    TOÀN CẦU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
    VIỆT NAM . . 53
    1. Kinh nghiệp của một số doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam thích ứng với
    BĐKHTC . . 53
    2. Các kịch bản ứng phó với BĐKH . . 56
    2.1. Các kịch bản BĐKH trên thế giới . . 57
    2.2. Kịch bản BĐKH của Việt Nam . . 60
    2.2.1. Về nhiệt độ . . 61
    2.2.2. Về lượng mưa . . 62
    2.2.3. Kịch bản về nước biển dâng . . 63
    3. Đề xuất giải pháp . . 65
    3.1. Hoạt động kinh doanh trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp ở Việt Nam
    . 72
    3.2. Họat động kinh doanh trong ngành công nghiệp Việt Nam . . 72
    3.3. Hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ . . 74
    3.4. Giải pháp ứng phó cho vấn đề BĐKHTC từ các cá nhân và doanh nghiệp
    Việt Nam . . 75
    KẾT LUẬN . 80




    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội của thời đại công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 là sự biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKHTC) đang
    và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống, kinh tế xã hội và
    môi trường trên toàn thế giới.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội con
    người, một hệ quả đi theo là lượng phát thải vào bầu khí quyển trái đất ngày càng
    gia tăng. Với hiệu ứng nhà kính, trái đất ngày càng nóng lên. Kết quả sẽ xảy ra là
    BĐKHTC. Vấn đề đặt ra làm thế nào để quản lý và hạn chế các nguồn phát thải một
    cách tốt nhất, đạt hiệu quả nhất để bảo vệ một cách bền vững đời sống xã hội con
    người trên trái đất. Đứng trước sự phát triển của các hoạt động kinh tế xã hội hiện
    nay, việc quan tâm tới ứng phó và thích ứng với BĐKHTC đang là vấn đề cấp thiết.
    Trong đó, việc xây dựng chiến lược cho các hoạt động của các doanh nghiệp nhằm
    tiến tới mục tiêu phát triển đất nước một cách bền vững có vai trò vô cùng quan
    trọng.
    Việt Nam với đặc điểm vị trí địa lý đặc biệt và địa hình phức tạp, sẽ là một
    trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKHTC. Do vậy, Việt Nam
    coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Bởi, hậu quả khi bị tác động
    của BĐKHTC là: mực nước biển dâng, ngập lụt, diện tích đất liền thu hẹp, nhiễm
    mặn, môi truờng hủy họai, nguồn nước thiếu, thiên tai gia tăng và bất thường, kìm
    hãm phát triển nông nghiệp, rủi ro lớn đối với các ngành công nghiệp và các hệ
    thống kinh tế - xã hội (KTXH) Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược ứng phó
    và thích ứng với BĐKH là một việc làm hết sức cần thiết, nó phục vụ đắc lực cho
    việc phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách bền vững.
    Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong một nước đóng vai trò
    6




    không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Ngày
    nay, trong hoạt động của chúng, việc chủ động ứng phó và thích ứng với BĐKHTC
    đóng vai trò quan trọng trong chiến lược lâu dài của các doanh nghiệp, nhất là trong
    điều kiện thiên tai bất thường, nhiều rủi ro và phức tạp của nước ta. Qua thời gian
    tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta, thực tế cho thấy việc
    xây dựng chiến lược ứng phó và thích ứng với BĐKHTC ở đây còn rất hạn chế do
    nhiều nguyên nhân, như: nhận thức, năng lực, tài chính . Ý thức được tầm quan
    trọng của vấn đề này, nhóm tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu là “Khảo
    sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện ứng
    phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp thích ứng
    ”.
    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu khả năng tác động của
    BĐKHTC tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó xây
    dựng chiến lược hoạt động kinh doanh trong điều kiện ứng phó và thích ứng với tác
    động của BĐKHTC.
    Phạm vi nghiên cứu: tác động của BĐKHTC rất đa dạng và phức tạp, do
    kiến thức còn giới hạn, bước đầu nhóm tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu đặc trưng
    chính của tác động BĐKHTC tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước
    ta.
    Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng
    một chiến lược chung cho các doanh nghiệp trong điều kiện phục vụ yêu cầu cấp
    bách ứng phó và thích ứng với BĐKH ở nước ta.
    Vì mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài này là:
    - Khảo sát, phân tích thông tin hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta, từ
    đó đánh giá thực trạng và khả năng phát triển trong điều kiện thích ứng với
    BĐKHTC.
    - Nghiên cứu đưa ra đề xuất mô hình hoạt động kinh doanh của các doanh
    nghiệp trong điều kiện BĐKHTC, xây dựng chiến lược hoạt động thích ứng với
    7




    BĐKHTC.
    Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài này, nhóm tác giả đã sử
    dụng các phương pháp sau đây:
    * Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
    - Tìm hiểu tài liệu về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta.
    - Nghiên cứu các văn bản, tài liệu quốc tế và Việt Nam liên quan tới ứng phó
    với BĐKHTC.
    * Phương pháp quan sát thực tế: quan sát các kế hoạch hoạt động kinh doanh
    của các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt là trong điều kiện ứng phó với BĐKH.
    * Phương pháp trao đổi trực tiếp, tham khảo ý kiến hướng dẫn chỉ bảo của
    các thày cô.
    * Phương pháp phân tích, tổng hợp để từ đó định hướng xây dựng mô hình
    và chiến lược hoạt động kinh doanh trong điều kiện thích ứng với BĐKHTC.
    Cấu trúc của đề tài: để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, nội dung đề
    tài (ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo) gồm có ba chương
    sau:
    Chương I- Cơ sở khoa học và thực tiễn về tác động của BĐKHTC tới hoạt
    động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chương này làm nền tảng cho thực hiện đề
    tài: trình bày những vấn đề cơ bản về BĐKHTC và tác động của chúng tới hoạt
    động KTXH, mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và
    BĐKHTC.
    Chương II- Khảo sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều
    kiện BĐKHTC. Chương này trình bày kết quả khảo sát nghiên cứu thực tiễn hoạt
    động kinh doanh của một số doanh nghiệp nước ta trong điều kiện BĐKHTC, từ đó
    rút ra một vài kết luận về khả năng tác động của BĐKHTC tới hoạt động kinh doanh
    của các doanh nghiệp, làm cơ sở lí luận đề đưa ra những đề xuất ở chương III.
    8




    Chương III- Xây dựng mô hình hoạt động và chiến lược hoạt động kinh
    doanh của các doanh nghiệp VN trong điều kiện thích ứng với BĐKHTC. Chương
    này thực hiện ý tưởng và mục tiêu của đề tài. Sau phần trình bày tính cấp bách và cơ
    sở đưa ra đề xuất, là phần nội dung chính của chương này: trình bày toàn bộ việc
    xây dựng, thiết kế phục vụ mục tiêu ứng phó với BĐKH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...