Thạc Sĩ Khảo sát hóa học phân đoạn có tác dụng bảo vệ gan của cây vằng sẻ - Jasminum subtriplinerve Blume

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 24/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Thiên nhiên đa dạng phong phú, không những cung cấp rất nhiều thứ cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày mà còn mang lại những thực phẩm b dưỡng cho con người. Trong đó không thể quên đi vai trò quan trọng của các loại thảo dược đã được người dân t xa xưa sử dụng và lưu giữ thành các bài thuốc gia truyền có khả năng chữa nhiều bệnh.
    Việt Nam có nguồn thảo dược rất phong phú, chủ yếu mọc hoang, chưa được quy hoạch để trồng với quy mô lớn. Với nguồn dược liệu phong phú như vậy, việc nghiên cứu, tìm ra các chất chống oxi hoá có nguồn gốc thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng: Thứ nhất, các chất chống oxi hoá có nguồn gốc t thiên nhiên có lợi cho sức khỏe mà ít gây tác dụng phụ; Thứ hai, có thể dễ dàng quy hoạch trồng với số lượng lớn. Do đó, việc sản xuất các chế phẩm thuốc chống oxi hoá có nguồn gốc thiên nhiên sẽ kinh tế hơn, an toàn hơn rất nhiều so với chất chống oxi hoá t ng hợp.
    Trong nhiều bài thuốc c truyền Việt Nam có nhiều loại thảo dược có chứa flavonoid, antocyanosid, tannin, các polyphenol được dùng làm thức ăn, nước uống b dưỡng, giải độc hằng ngày có thể có khả năng chống oxi hoá, chống lại gốc tự do. T lâu, nhân dân ta đã biết được tác dụng của lá vằng và đã hái lá phơi khô sắc nước uống dùng cho phụ nữ sau khi sinh và người già. Theo kinh nghiệm dân gian ở một số vùng, lá vằng tươi nấu nước gội đầu sẽ làm mịn tóc và chữa được nấm tóc. Có một số vùng người ta sử dụng lá vằng làm nước uống hàng ngày nhằm kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon.
    Mặc dù tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe của chè vằng đã được biết đến nhiều trong các bài thuốc c truyền dân gian nhưng thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của nó hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. Hiện nay mới chỉ có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số phân đoạn cao trích t thân và lá vằng sẻ Jasminum subtriplinerve Blume, chưa có công trình nào nghiên cứu hoạt tính của nó trên cơ thể động vật. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với mục đích tìm hiểu sơ bộ thành phân hóa học phân đoạn có tác dụng bảo vê gan của cây vằng sẻ - Jasminum subtriplinerve Blume.

    MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

    Từ những kết quả của các nghiên cứu trước đây về cây vằng sẻ Jasminum subtriplinerve Blume cho thấy, hoạt tính kháng oxi hóa của phân đoạn etyl axetat là cao nhất. Nhận thấy phân đoạn etyl axetat có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của cây vằng sẻ, và với tham vọng khẳng định hoạt tính kháng oxi hóa của phân đoạn etyl axetat và tác dụng của nó trên cơ thể động vật nên chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát hóa học phân đoạn có tác dụng bảo vệ gan của cây vằng sẻ - Jasminum subtriplinerve Blume.” với các mục tiêu cụ thể sau:
    - Trích ly các cao chiết và các phân đoạn t cây vằng sẻ.
    - Tiến hành khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết và các phân đoạn thu được bằng các phương pháp bẫy gốc tự do DPPH● và ức chế gốc tự do NO●.
    - Cô lập, tách chiết và định danh các chất thu được t các phân đoạn của cao etyl axetat.
    - Thử hoạt tính kháng oxi hóa của các chất thu được bằng phương pháp bẫy gốc tự do DPPH●, so sánh hoạt tính với chất chuẩn quercetin.
    - Khảo sát hoạt tính bảo vệ gan của cao chiết etyl axetat trên mô hình gan chuột nhắt trắng bị nhiễm độc CCl4 (in vivo), so sánh hoạt tính bảo vệ gan với chất chuẩn silymarin.

    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    MỤC LỤC ii
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv
    Danh mục các bảng . v
    Danh mục các hình vẽ, sơ đồ vii
    MỞ ĐẦU . viii
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1 CHI JASMINUM ( CHI NHÀI HAY LÀI) . 2
    1.2 CÂY VẰNG SẺ JASMINUM SUBTRIPLINERVE BLUME 2
    1.2.1 Phân bố sinh thái của cây vằng sẻ 3
    1.2.2 Mô tả thực vật 3
    1.2.3 Phân biệt vằng sẻ Jasminum subtriplinerve Blume với các cây cùng chi . 4
    1.2.4 Thành phần hoá học của cây vằng sẻ trong các nghiên cứu đã
    công bố . 6
    1.2.5 T ng quan hoạt tính sinh học của cây vằng sẻ . 9
    1.3 MÔ HÌNH GAN NHIỄM ĐỘC TRONG THỬ NGHIỆM IN VIVO . 17
    1.3.1 Cơ chế gây độc của CCl4 . 17
    1.3.2 Mô hình in vitro và in vivo . 18
    1.4 CHẤT CHUẨN 19
    CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
    2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU 22
    2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu 22
    iii
    2.1.2 Thú thử nghiệm . 22
    2.1.3 Hóa chất – dụng cụ 23
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2.2.1 Qui trình trích ly . 24
    2.2.2 Khảo sát hoạt tính sinh học của các cao và các phân đoạn 25
    2.2.3 Qui trình tách chiết, cô lập các hợp chất . 31
    2.2.4 Khảo sát tác dụng bảo vệ gan trên mô hình chuột nhiễm độc
    CCl4 (in vivo) 36
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
    3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT IN VITRO 43
    3.1.1 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá của các phân đoạn . 43
    3.1.2 So sánh hoạt tính kháng oxi hoá giữa các cao và các phân đoạn 47
    3.2 XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ NHẬN DANH CÁC HỢP CHẤT 47
    3.2.1 Hợp chất VS3.1 . 47
    3.2.2 Hợp chất VS3.2 . 49
    3.2.3 Hợp chất VS3.3 . 51
    3.2.4 Hoạt tính kháng oxi hóa của các hợp chất cô lập được 56
    3.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT IN VIVO . 57
    3.3.1 Khảo sát nồng độ gây độc của CCl4 57
    3.3.2 Kết quả khảo sát khả năng bảo vệ gan của cao chiết EA . 58
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    4.1 KẾT LUẬN . 62
    4.2 ĐỀ NGHỊ 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 71
    PHỤ LỤC . 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...