Luận Văn Khảo sát hiệu quả một số thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá trên cây cao su

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 20/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    NGUYỄN VĂN PHưƠNG, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 9/2007. “Khảo sát hiệu quả một số thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị bệnh rụng lá Corynespora (Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei.) trên cây cao su”.
    Bệnh rụng lá Corynespora gây ra bởi nấm C. cassiicola đang được xem là bệnh lá nguy hiểm nhất cho các vùng trồng cao su trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện lần đầu vào tháng 8 năm 1999. Hiện nay, bệnh đang trong giai đoạn tích lũy và có thể bùng phát trong tương lai. Do đó, công tác phòng trừ bệnh đang rất được quan tâm.
    Đề tài này thực hiện khảo sát 9 loại thuốc bảo vệ thực vật dùng phòng trị nấm C. cassiicola. Kết quả đạt được trong các thí nghiệm như sau:
    Thí nghiệm in vitro: có 6 loại thuốc cho hiệu quả ức chế nấm cao là: Cyproconazole, Flusilazole, Hexaconazole, Triadimenol, Tebuconazole, Propiconazole. Thuốc Difenoconazole cho hiệu quả ức chế cao ngay từ nồng độ thấp, nhưng khi tăng nồng độ lên cao thì hiệu quả lại tăng rất ít. Không có loại thuốc nào ức chế khả năng hình thành bào tử trên môi trường nhân tạo. Ngược lại, một số thuốc Hexaconazole, Flusilazole, Cyproconazole, Propiconazole, Triadimenol, Tebuconazole, Triadimefon còn làm tăng mật độ bào tử ở các nồng độ ức chế cao. Các loại thuốc cũng không ảnh hưởng tới hình thái và tỉ lệ nảy mầm của bào tử.
    Thí nghiệm trên lá cắt rời: cả 6 loại thuốc thí nghiệm Cyproconazole, Difenoconazole, Flusilazole, Hexaconazole, Tebuconazole, Propiconazole đều có hiệu quả giảm mức độ bệnh so với đối chứng. Nhưng thuốc Difenoconazole có thời gian bảo hộ ngắn hơn.
    Thí nghiệm ngoài đồng: cả 5 loại thuốc Cyproconazole, Flusilazole, Hexaconazole, Tebuconazole, Propiconazole đều có hiệu quả phòng trị nấm cao. Tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn tới 65 đến 79%, mức độ bệnh giảm tử 79 đến 87%. Trong đó thuốc Hexaconazole và Flusilazole luôn thể hiện hiệu quả cao nhất ở tất cả các thử nghiệm.
    MỤC LỤC
    ĐỀ MỤC TRANG
    Trang tựa
    Lời cảm tạ iii
    Tóm tắt . iv
    Summary . v
    Mục lục . vi
    Danh sách các chữ viết tắt ix
    Danh sách các hình x
    Danh sách các bảng xi
    Chương 1 MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu 2
    1.2.1. Mục đích . 2
    1.2.2. Yêu cầu 2
    1.3. Giới hạn đề tài 3
    Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    2.1. Giới thiệu về cây cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg . 4
    2.2. Đặc tính sinh học của nấm C. cassiicola trên cây cao su. . 7
    2.2.1. Phân loại học 7
    2.2.2. Hình thái khuẩn ty, khuẩn lạc, bào tử và điều kiện nuôi cấy . 7
    2.2.3. Phổ kí chủ, sự xâm nhiễm của nấm C. cassiicola 9
    2.3. Bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su H. brasiliensis Muell. Arg. 9
    2.3.1. Nguyên nhân và triệu chứng . 9
    2.3.2. Điều kiện phát sinh bệnh 11
    2.3.3. Tác hại của bệnh và cách phòng trị . 11
    2.4. Phòng trị bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật 12
    vii
    2.4.1. Lịch sử và phân loại thuốc bảo vệ thực vật 12
    2.4.2. Triazole - Nhóm thuốc trừ nấm . 13
    2.4.3. Tình hình sử dụng hóa chất trong kiểm soát bệnh rụng lá Corynespora 14
    Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP 16
    3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành 16
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 16
    3.3. Phương pháp cơ bản . 16
    3.3.1. Phương pháp lấy mẫu 16
    3.3.2. Phân lập . 17
    3.3.3. Phương pháp nhân số lượng bào tử . 18
    3.4. Khảo sát hiệu quả sử dụng hóa chất . 19
    3.4.1. Hoá chất . 19
    3.4.2. Khảo sát hiệu quả thuốc trên đĩa petri . 20
    3.4.3. Khảo sát hiệu quả thuốc trên lá bệnh cắt rời . 21
    3.4.4. Khảo sát hiệu quả thuốc trên vườn gỗ ghép . 23
    3.5. Xử lý số liệu . 24
    Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
    4.1. Kết quả phân lập mẫu nấm 25
    4.2. Khảo sát ảnh hưởng các loại thuốc trên môi trường in vitro . 26
    4.2.1. Hiệu quả ức chế đường kính khuẩn lạc của các loại thuốc . 26
    4.2.2. Ảnh hưởng của thuốc đến mật độ, kích thước và tỉ lệ nảy mầm của bào tử . 38
    4.2.2.1. Sự ảnh hưởng của thuốc đến mật độ bào tử hình thành trên môi trường bị đầu độc . 39
    4.2.2.2. Sự ảnh hưởng của thuốc đến hình thái bào tử hình thành trên môi trường bị đầu độc . 41
    4.2.2.3. Sự ảnh hưởng của thuốc đến khả năng nảy mầm của bào tử hình thành trên môi trường bị đầu độc 42
    4.3. Kết quả thí nghiệm trên lá cắt rời 44
    4.4. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng 48
    viii
    4.4.1. Ảnh hưởng của các loại thuốc đến tỉ lệ nhiễm bệnh. . 49
    4.4.2. Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mức độ nhiễm bệnh. . 51
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
    5.1. Kết luận 53
    5.2. Đề nghị . 53
    Chương 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
    PHỤ LỤC 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...