Luận Văn Khảo sát hiện trạng và hiệu quả khai thác của nghề lưới cào gần bờ ở Kiên Hải-Kiên Giang

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1 Giới thiệu


    Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới và được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài 3.260 km, đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đi qua hơn 13 vĩ độ từ 8o23’ đến 21o39’ vĩ độ Bắc, với nhiều vùng sinh thái khác (Viện nghiên cứu Hải Phòng, 2004). Bờ biển dài 3260 km, vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1 triệu km2 với hơn 4000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Nguồn lợi hải sản Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài; hệ cá biển có khoảng 2100 loài (trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế); hệ giáp xác biển có 1647 loài; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, bên cạnh đó còn có rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, v.v

    Tuy nguồn lợi hải sản Việt Nam đa loài nhưng phân bổ theo mùa vụ rõ ràng, sống phân tán. (Nguyễn Thị Thu Hương, 2008). Do có sự đa dạng về sản lượng và giống loài nên đã làm cho lãnh hải Việt Nam trở thành địa điểm khai thác chính và chủ yếu của các nghề: cào (lưới kéo), lưới rê, lưới vây, câu mực, câu mồi, v.v . (www.fistenet.gov.vn/), với những điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản phong phú đã làm cho nghề cá ở Việt Nam phát triển nhanh chóng.

    Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm ở cực Tây Nam của Việt Nam, là tỉnh đồng bằng nhưng có rừng, núi, hải đảo, biển cả. Có tổng diện tích tự nhiên là 6.346,1 km2, bờ biển dài 200 km, vùng biển rộng 63.290 km2 với hai huyện đảo và 140 hòn đảo lớn nhỏ. Do có vị thế giáp biển, trông ra vịnh Thái Lan, là tỉnh rất giàu tiềm năng về thủy sản, khoáng sản, lâm sản và du lịch Kinh tế thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của tỉnh, với tiềm năng phong phú, đa dạng và được đánh giá là vùng biển có tiềm năng hải sản lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660 tấn trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm
    51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn (Tổng quan về Kiên Giang , 2008).

    Tuy nhiên bên cạnh mặt thuận lợi trên thì cần phải nói đến những khó khăn trong tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung, đó là nguồn lợi thuỷ sản ngày một suy giảm do sự khai thác mang tính chất huỷ diệt nền đáy và làm cho cạn kiệt nguồn lợi bởi các nghề khai thác truyền thống như lưới cào, te xiệp, đánh bắt kết hợp ánh sáng v.v trong đó nghề lưới cào gần bờ gây tác động đến nguồn lợi nhiều nhất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, với những tấm lưới có mắt lưới dày, lưới cào có thể gom sạch tất cả những loài hải sản lớn nhỏ trong vùng khai thác. Trong những năm gần đây tình hình khai thác ở Kiên Giang vùng vốn nổi tiếng với trữ lượng nguồn thủy sản được xếp vào loại bậc nhất cả nước đang trong tình trạng báo động về nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi vì hiện nay đang bị nạn cào bay, xiệp điện hoành hành. Theo con số thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, năm 2005 tỉnh Kiên Giang có tổng số 2.303 vụ phương tiện khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi, trong đó phương tiện cào bay 1.390 vụ chiếm 60%, cào điện 138 vụ; nghề xiệp 62 vụ . Còn trong tổng số 4.082 lượt vi phạm về khai thác, đánh bắt thủy sản có tới 1.141 vụ khai thác vi phạm vùng cấm (35,8%), khai thác bằng xung điện 163 vụ (4,1%) (Nguyễn Kiểm, 2006 ). Do lưới cào là ngư cụ khai thác phổ biến ở Kiên Giang với các hình thức khai thác như: cào điện, cào bay, cào mé gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản vốn có của khu vực, vì vậy việc “Khảo sát hiện trạng và hiệu quả khai thac của nghề lưới cào gần bờ ở Kiên Hải-Kiên Giang” là thật sự cần thiết.

    1.2 Mục tiêu đề tài
    Cung cấp thông tin hiện trạng nghề khai thác nguồn lợi thủy sản bằng nghề lưới kéo ven bờ của tỉnh Kiên Giang nhằm giúp cho địa phương xác định hiện trạng và là cơ sở cho việc khai thác và quản lý nghề cá theo hướng phát triển bền vững.
     
Đang tải...