Luận Văn Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Thủ Dầu Một

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Nam và Tây Nam giáp TP.HCM, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một cách trung tâm TP.HCM 30km
    Các đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương có ba thị xã và bốn huyện (với 91 xã, phường, thị trấn)
    Bình Dương là tỉnh sở hữu ba thị xã có dân số đông nhất nước, trong đó có hai thị xã có 100% phường, không có xã (Thủ Dầu Một và Dĩ An)
    1.TxThủ Dầu Một
    2.TxThuận An
    3.Tx Dĩ An
    4. Huyện Bến Cát
    5. Huyện Dầu Tiếng
    6. Huyện Tân Uyên
    7. Huyện Phú Giáo
    Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương là 2695,5 km[SUP]2[/SUP] và dân số (theo kết quả điều tra dân số 01/ 04/ 2010) là 1.482.550 người, theo số liệu ước tính (không chính thức) ngày 05/08/2010 dân số tỉnh tăng lên 2.185.655 người với mật độ dân số 810 người/ km[SUP]2[/SUP]. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương đã thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2010 cho thấy: Trong 11 năm từ 1999 – 2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỉ lệ tăng trung bình 7,3% / năm.
    Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người kinh và sau đó là người hoa và Khơ Me.
    Mặt khác, bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương nhanh chóng trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước với những thành tựu về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là kết quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1
    Bình Dương có các khu công nghiệp đang hoạt động như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Tân Đông Hiệp C, Việt Hương, Sóng Thần I, Mỹ Phước I, Mỹ Phước II,
    Và thị xã Thủ Dầu Một (tx.Thủ Dầu Một) là trung tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của tỉnh Bình Dương. Hơn nữa, tx.Thủ Dầu Một là khu vực có số lượng dân cư tập trung đông đúc với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như: gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, là nơi tập trung nhiều siêu thị, chợ lớn, trung tâm văn hóa lớn ở tỉnh Bình Dương. Vì vậy nên lượng rác thải sinh ra của tx.Thủ Dầu Một cũng không nhỏ.
    Do đó để tx.Thủ Dầu Một luôn có đước một môi trường sạch sẽ, lành mạnh, có mỹ quan đẹp là yêu cầu rất cần thiết và cần được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm đầy đủ và đặc biệt. Trong đó, vấn đề quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một là rất quan trọng cần được quan tâm
    1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    Đối với tx.Thủ Dầu Một, vấn đề quản lý chất thải rắn tuy không còn mới mẻ nhưng cũng chưa đủ để có được một hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) thật sự hoàn thiện và đạt được hiệu quả tốt
    Bởi thế, để có thể đạt được những hiệu quả tốt như mong muốn về hệ thống quản lý CTRSH thì các cơ quan có thẩm quyền cần có sự đầu tư thêm vào các quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao cả kinh nghiệm và kiến thức về chuyên ngành cho các chuyên viên môi trường trong lĩnh vự quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một.
    1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nhằm đánh giá thực trạng một hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một. Từ những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý để tìm ra các giải pháp quản lý hợp lý hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một, từ đó có thể góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR và giảm thiểu ô nhiễm do thu gom và vận chuyển CTRSH chưa hợp lý.
    Hơn nữa, hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một là mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý CTR tại tỉnh Bình Dương nên việc tìm ra các giải pháp quản lý tốt CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho công tác quản lý CTR tại tỉnh Bình Dương được tốt hơn.



    1.4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Tiến hành theo các bước sau:
    1.4.1. Khảo sát, điều tra và thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một
    1.4.2. Đánh giá hệ thống
    1.4.2.1 Đánh giá hệ thống kỹ thuật
    1.4.2.2 Đánh giá hệ thống quản lý nhà nước.
    1.4.3. Xây dựng hệ thống thu gom vận chuyển và trung chuyển CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một.


    Dự báo sự phát triển của hệ thống và các vấn đề liên quan.

    Dự báo sự gia tăng về khối lượng CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một.
    Dự báo cơ cấu và quy mô phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương cho đến năm 2020

    Nghiên cứu và đề xuất cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển và trung chuyển CTRSH tại thị xã, phường, khu phố.

    Thu gom:
    -Xây dựng mô hình thu gom CTRSH tại thị xã, phường, khu phố
    -Tiêu chuẩn hóa các thiết bị thu gom
    -Hiện đại hóa các thiết bị thu gom
    -Phân vùng thu gom


    Vận chuyển và trung chuyển:
    -Thực hiện công tác vận chuyển
    -Các thiết bị vận chuyển
    -Hiện đại hóa các thiết bị vận chuyển và trung chuyển
    -Phân vùng vận chuyển và xác định các trạm trung chuyển


    Hệ thống quản lý nhà nước:
    -Hệ thống quản lý hành chính
    -Hệ thống quản lý kỹ thuật
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp thu thập số liệu
    - Phương pháp phân tích số liệu
    - Phương pháp khảo sát thực địa


    1.6 PHẠM VI ĐỀ TÀI
    Đề tài được trình bày trong phạm vi khảo sát hiện trạng quản lý và đưa ra một số giải pháp cho hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...