Đồ Án Khảo sát hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa- Hà Nội và đề xuất một số b

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề

    Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt. Một trong những vấn đề mà nhiều đô thị đang phải đối mặt là rác thải sinh hoạt. Các thành phố ở Việt Nam là nguồn phát sinh chính rác thải sinh hoạt, tuy chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh tới 50% tổng lượng rác thải sinh hoạt và 80% chất thải rắn. Ước tính mỗi người dân đô thị Việt Nam phát thải trung bình khoảng 1-2 kg chất thải rắn mỗi ngày, gấp đôi lượng phát thải bình quân đầu người ở nông thôn. Hiệu suất thu gom ở các thành phố lớn đạt khoảng 70%, các đô thị nhỏ và nông thôn là dưới 20%. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, trung tâm kinh tế văn hóa chính trị xã hội, là một trong những thành phố lớn nhất nước, nơi có mật độ dân cư đông thứ hai trong cả nước. Lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày rất lớn.Vì thế vấn đề rác thải mà cụ thể là làm sao để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả đang được quan tâm.

    Nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội, quận Đống Đa gắn liền với địa danh lịch sử Gò Đống Đa nơi Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám. Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế thì lượng rác thải sinh hoạt cũng không ngừng gia tăng, tạo nên sức ép lớn tới công tác vệ sinh môi trường cũng như xử lý rác thải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Lượng rác thải của quận chủ yếu được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi công ty môi trường đô thị nhưng hiệu quả thu gom, xử lý chưa cao do thiếu nhân lực, phương tiện thu gom còn thô sơ, rác thải chưa được phân loại, tái chế, hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp và thiêu hủy. Lượng rác thải chưa được thu gom ở các phường, khu dân cư trên địa bàn quận được thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh, mương, khu đất trống gây mất mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Chính vì thế, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực tế. Trên cơ sở đó, đề tài:

    “Khảo sát hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa- Hà Nội và đề xuất một số biện pháp quản lý” được thực hiện để góp phần cải thiện hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt tại quận Đống Đa trong tương lai.


    II. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu

    1. Mục đích nghiên cứu

    - Khảo sát hiện trạng rác thải sinh hoạt tại địa bàn quận Đống Đa.

    - Tìm hiểu hình thức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.

    - Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải sinh hoạt.

    2. Yêu cầu nghiên cứu

    - Thu thập đầy đủ số liệu về quản lý rác thải.

    - Cơ sở pháp lý để quản lý, xử lý rác thải bảo vệ môi trường.

    - Tổng hợp ý kiến của công nhân thu gom, nhà quản lý và người dân về công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn.

    - Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

    • 2-.docx
      Kích thước:
      103.9 KB
      Xem:
      0
Đang tải...