Luận Văn Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường KCN Amata - Đồng Nai, nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH . vi
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài : . 1
    2. Tình hình nghiên cứu: . 2
    3. Mục đích nghiên cứu: . 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu: . 2
    5. Phương pháp nghiên cứu: . 2
    6. Các kết quả đạt được của đề tài: 3
    7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: . 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 4
    2.1. Giới thiệu chung . 4
    2.1.1. Vị trí địa lý . 4
    2.1.2. Lịch sữ hình thành và phát triển . 5
    2.1.3. Tình hình đầu tư và hoạt động 5
    2.2. Tình hình hoạt động sản xuất tại khu công nghiêp Amata . 7
    2.2.1. Các loại hình sản xuất . 7
    2.2.2. Các sản phẩm chính . 9
    CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI . 10
    3.1. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam . 10
    3.1.1. Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa 10
    3.1.2. Mô hình khu công nghiệp Nam Cầu Kiền – Hải Phòng . 11
    3.1.3. Xây dựng khu chế xuất Linh Trung 1 thành khu công nghiệp sinh thái 13
    3.2. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái trên thế giới . 13
    3.2.1. Khu công nghiệp Kalundborg – Đan Mạch 13
    3.2.2. Khu công nghiệp sinh thái Riverside (Burlington), Vermont, Hoa Kỳ 16
    3.2.3. Khu công nghiệp sinh thái Cabazon, California, Hoa Kỳ 17
    3.2.4 Khu công nghiệp sinh thái Quzchou, Zhejiang, Trung Quốc . 18
    3.2.5 Khu công nghiệp sinh thái Fairfield, Baltimore, Mariland, Hoa Kỳ . 19
    CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 21
    4.1. Cơ sở pháp lý về quản lý và bảo vệ môi trường khu công nghiệp Amata . 21
    4.1.1 Cơ sở pháp lý 21
    4.1.2 Hiện trạng thực hiện thủ tục môi trường của các doanh nghiệp 21
    4.2. Hiện trạng quản lý nước thải tại khu công nghiệp Amata 23
    4.2.1. Các nguồn xả thải 23
    4.2.2. Công tác quản lý và kiểm soát nước thải . 25
    4.3. Hiện trạng quản lý khí thải tại khu công nghiệp Amata . 28
    4.3.1. Các nguồn xả thải 28
    4.3.2. Công tác quản lý và kiểm soát khí thải 31
    4.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Amata . 34
    4.4.1. Các nguồn xả thải 34
    4.4.2. Công tác quản lý và kiểm soát chất thải rắn 36
    4.5. Hiện trạng quản lý tiếng ồn và nhiệt tại khu công nghiệp Amata 39
    4.5.1. Các nguồn xả thải . 39
    4.4.2. Công tác quản lý và kiểm soát tiếng ồn và nhiệt 39
    4.6. Hiện trạng quản lý sự cố môi trường tại khu công nghiệp Amata 39
    4.7. Kết quả giám sát môi trường tại khu công nghiệp Amata 40
    4.7.1. Phương pháp phân tích và tiêu chuẩn áp dụng . 40
    4.7.2. Kết quả đo đạt và phân tích . 44
    CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÍNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP AMATA . 50
    5.1. Công tác quản lý và kiểm soát chất thải 50
    5.1.1. Quản lý và kiểm soát nước thải công nghiệp . 50
    5.1.2. Quản lý và kiểm soát khí thải công nghiệp 50
    5.1.3. Quản lý và kiểm soát chất thải rắn . 51
    5.1.4. Giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt 52
    5.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường xung quanh của khu công nghiệp Amata 52
    5.2.1. Chất lượng nước mặt . 52
    5.2.2. Chất lượng không khí xung quanh . 54
    5.2.1. Chất lượng nước thải . 55
    5.2.1. Chất thải rắn . 56
    5.2.1. Bùn thải . 57
    CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHẰM XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI . 58
    6.1. Lợi ích của việc xây dựng khu công nghiệp Amata thành khu công nghiệp sinh thái 58
    6.1.1. Lợi ích kỹ thuật 58
    6.1.2. Lợi ích về kinh tế – xã hội 59
    6.1.3. Lợi ích về mặt môi trường . 59
    6.2. Tiêu chí xây dựng khu công nghiệp Amata thành khu công nghiệp sinh thái
    . 60
    6.3. Đề xuất mô hình sinh thái nhằm áp dụng vào khu công nghiệp Amata
    . 60
    6.3.1. Xây dựng trung tâm trao đổi thông tin 60
    6.3.2. Xây dựng trung trao đổi sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu và chất thải 63
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHẦN PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà.
    Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước thải, chất thải rắn, khí thải ) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải).
    Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai.
    Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học và dựa trên các cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đã được thực hiện. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các KCN hiện hữu. Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay, đồng thời giảm bớt được chi phí xử lý cuối đường ống, tiết kiệm ngân sách của nhà nước. Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến nền công nghiệp sinh thái bền vững.
    Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu công nghiệp sinh thái” là rất cần thiết.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Hiện tại Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng khu công nghiệp sinh thái và đang được đưa vào thực hiện như: Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa, Mô hình khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền – Hải Phòng, xây dựng mô hình sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại Khu chế xuất Linh Trung 1.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích chủ yếu của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng KCN Amata thành KCN sinh thái” là tìm kiếm các giải pháp công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và quản lý KCN nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, giảm thiểu chất thải, tái sinh, tái chế chất thải hướng đến nền sinh thái công nghiệp bền vững.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:
    ° Xác định loại hình hiện tại của KCN Amata.
    ° Hiện trạng môi trường trong KCN Amata.
    ° Xác định các hệ thống tiêu chí để xây dựng KCN Amata thành KCN sinh thái.
    ° Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và QLMT để áp dụng cho KCN Amata.
    ° Đánh giá triển vọng của mô hình.
    ° Xác định các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà KCN Amata sẽ mang lại.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là:
    ° Phương pháp tổng hợp số liệu: Thừa kế thông tin và số liệu từ các nhà khoa học, các cơ quan môi trường, trung tâm nghiên cứu
    ° Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường và sản xuất của KCN.
    ° Phương pháp đánh giá nhanh: Đánh giá diễn biến của thị trường trao đổi chất thải, khả năng hoạt động và những hiệu quả cơ bản mà thị trường mang lại.
    ° Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Phân tích và kiểm kê nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra( sản phẩm và chất thải).
    ° Phương pháp phân tích hệ thống .
    ° Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường, ban quản lý KCN.
    ° Phương pháp đánh giá tác động môi trường trong suốt quá trình sản xuất.
    6. Các kết quả đạt được của đề tài
    ° Tổng hợp được thông tin và số liệu về hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata
    ° Tổng hợp được thông tin và phương pháp xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở trên thế giới và tại Việt Nam.
    ° Đưa ra đề xuất giải pháp xây dựng khu công nghiệp Amata thành khu công nghiệp sinh thái.
    7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
    Khóa luận tốt nghiệp gồm có năm chương, tên cụ thể các chương như sau:
    ° Chương 1: Tổng quan về KCN Amata
    ° Chương 2: Các mô hình KCN sinh thái ở Việt Nam và trên thế giới
    ° Chương 3: Hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Amata
    ° Chương 4: Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Amata
    ° Chương 5: Các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm xây dựng KCN Amata sinh thái
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...