Luận Văn Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp qu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ HẢI YẾN

    SVTH: LÊ QUANG TOÀN
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    1.5.1 Phương pháp luận 2
    1.5.2 Phương pháp cụ thể 3
    1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
    1.6.1 Ý nghĩa khoa học 3
    1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 5
    2.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHẤT THẢI RẮN 5
    2.1.1 Khái niệm chất thải rắn 5
    2.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 5
    2.1.3 Phân loại chất thải rắn 7
    2.1.3.1. Phân loại theo quan điểm thông thường 7
    2.1.3.2. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý 8
    2.1.4 Thành phần chất thải rắn 9
    2.1.4.1. Thành phần vật lý 9
    2.1.4.2. Thành phần hóa học 9
    2.1.5 Tính chất chất thải rắn 10
    2.1.5.1. Tính chất vật lý 10
    2.1.5.2. Tính chất hóa học 12
    2.1.5.3. Tính chất sinh học 13
    2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải rắn 15
    2.1.6.1. Các phương pháp dùng xác định khối lượng chất thải rắn 15
    2.1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn 17
    2.2 SỰ CHUYỂN HOÁ TÍNH CHẤT CỦA CTR ĐÔ THỊ 19
    2.2.1 Sự chuyển hoá vật lý 19
    2.2.1.1Tách các thành phần trong CTR 19
    2.2.1.2 Giảm thể tích CTR bằng phương pháp cơ học 19
    2.2.1.3 Giảm kích thước CTR bằng phương pháp cơ học 20
    2.2.1.4 Sự chuyển hoá hoá học 20
    2.2.2.1 Quá trình đốt cháy (oxi hoá hoá học) 20
    2.2.2.2 Quá trình nhiệt phân 21
    2.2.2.3 Quá trình khí hoá 21
    2.2.3.1 Phân huỷ hiếu khí 22
    2.2.3.2 Phân huỷ kỵ khí 22
    2.3.ẢNH HƯỞNG CTR ĐẾN MÔI TRƯỜNG 24
    2.3.1 CTR gây ô nhiễm môi trường đất 24
    2.3.2 CTR gây ô nhiễm nguồn nước – cản trở dòng chảy 24
    2.3.3 CTR gây ô nhiễm môi trường không khí 25
    2.3.4 Giảm mỹ quan đô thị 26
    2.3.5 CTR ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng 26
    2.3.6 Tăng trưởng chi phí về y tế do ô nhiễm 27
    2.4 NHỮNG NGUYÊN TẮC KỸ THUẬT TRONG CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI RẮN 27
    2.4.1.Nguồn phát thải CTR và phân loại CTR tại nguồn 27
    2.4.2 Thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn 28
    2.4.2.1 Quy hoạch thu gom chất thải rắn 29
    2.4.2.2 Các phương thức thu gom 30
    2.4.2.3 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn 30
    2.4.2.4 Sơ đồ hoá hệ thống thu gom 30
    2.4.2.5. Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển 32
    2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI 33
    2.5.1.Phương pháp cơ học 34
    2.5.2 Phương pháp sinh học 34
    2.5.3 Ngăn ngừa, giảm thiểu và tái sử dụng tại nguồn 34
    2.5.4 Thu gom và vận chuyển chất thải rắn 35
    2.5.5 Tiêu hủy chất thải rắn 35
    2.5.6 Chế biến phân bón 35
    2.5.7 Ổn định chất thải rắn 37
    2.5.8 Đổ CTR thành đống hay bãi hở 37
    2.5.9 Chôn lấp hợp vệ sinh 37
    CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 40
    3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 40
    3.1.1. Vị trí địa lí 40
    3.2.Điều kiện kinh tế & xã hội thành phố Hồ Chí Minh 41
    3.2.1 Kinh tế 41
    3.2.1.1. Tổng sản phẩm nội địa 41
    3.2.1.2 Công nghiệp: 43
    3.2.1.3 Nông nghiệp: 43
    3.3. Về xử lý CTR, bảo vệ môi trường: 44
    3.3.1. Về chương trình chống ngập nước nội thị: 46
    3.3.2 Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân nội thành và ngoại thành 47
    3.3.3. Công trình xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm: 48
    3.4. Khoa học và công nghệ: 48
    CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 50
    4.1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ 50
    4.1.1 Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về công tác QL CTR ĐT 50
    4.1.2 Nguồn phát sinh 51
    4.1.3 Thành phần – khối lượng 51
    4.1.4 Đặc điểm 54
    4.1.5 Hệ thống lưu trữ tại nguồn 56
    4.1.6 Công tác thu gom CTR sinh hoạt từ hộ gia đình, cơ quan, trường học 57
    4.1.7 Công tác quét dọn đường phố, vệ sinh công cộng 57
    4.1.8 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển CTR đô thị 58
    4.1.9 Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị 59
    CHƯƠNG 5: DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN 62
    5.1. DỰ BÁO DIỄN BIẾN CTR SINH HOẠT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030 62
    5.1.1.Căn cứ dự báo 62
    5.1.2. Nguồn phát sinh CTRSH 63
    5.1.3 Dự đoán dân số (Dựa và tốc độ tăng dân số tự nhiên). 63
    CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TẠI NGUỒN, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CTR 67
    6. 1.Giải pháp kỹ thuật 67
    6.1.1 Phân loại tại nguồn 67
    6.1.2 Phân tích lựa chọn phương án 67
    6.2. THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN 70
    6.2.1. Hệ thống thu gom CTR sinh hoạt ở hộ gia đình 70
    6.2.1.1. Lưu trữ 70
    6.2.1.2. Thu gom 70
    6.2.1.3. THỜI GIAN THU GOM: 70
    6.3.1.TÍNH TOÁN HỆ THỐNG TRUNG CHUYỂN 73
    6.3.1.1 Đối với CTRHC 73
    6.3.1.2 Đối với CTRVC (tương tự thu gom CTRHC) 74
    6.3.2. Hệ thống thu gom CTR công cộng 76
    6.3.2.1. CTR đường phố và công viên 76
    6.3.2.2 CTR trường học 77
    6.3.2.3 CTR chợ 77
    6.3.2.4 Tổng số xe cần đầu tư 77
    6.4.TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO HỆ THỐNG THU GOM 79
    6.4.1. Tính toán chi phí cho việc đầu tư xe 660l 79
    6.4.2. Lương công nhân thu gom 81
    6.4 .3. Phí thu được từ việc thu gom CTR tại hộ dân 82
    6.4.4. Kết quả chi & thu qua các năm 83
    CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHÔN LẤP 84
    7.1 Giải pháp xử lý chất thải rắn 84
    7.1.1 Giải pháp xử lý 84
    7.1.1.1. Công nghệ DANO SYSTEM 86
    7.1.1.2. Công nghệ xử lý CTRSH tại nhà máy Phân hữu cơ Cầu Diễn 88
    7.1.1.3. Công nghệ xử lý CTRSH tại nhà máy chế biến phế thải Việt Trì 90
    7.2. Giải pháp tái chế 92
    7.2.1 Tái chế CTRVC 94
    7.2.2 Sơ đồ đường đi của các nguyên liệu tái chế 94
    7.2.3. Sơ đồ tái chế các loại nguyên liệu 94
    7.3. Giải pháp chôn lấp, phát triển bãi chôn lấp thành khu liên hợp 96
    7.3.1 Các hạng mục công trình của trạm 96
    7.3.1 Qui trình vận hành của trạm phân loại 97
    7.4 Giải pháp quản lý 98
    7.4.1 Mô hình giao khoán 99
    7.4.2 Mô hình đấu thầu cạnh tranh 99
    7.4.3 Công cụ kinh tế 100
    7.4.4 Tăng cường trang bị cơ sở vật chất 102
    CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 103
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    CHƯƠNG I
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 7000 tấn chất thải rắn các loại thải ra môi trường, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 70%, số còn lại là chất thải rắn công nghiệp , y tế và xây dựng. Mặc dù đã có những đơn vị tổ chức thu gom nhưng lại không đồng bộ trong việc quản lý dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm giảm hiệu quả thu gom và gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, với một lượng chất thải rắn khá lớn như trên và có xu hướng ngày càng tăng cùng với tốc độ phát triển nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu gom không hợp lí thì CTR sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường như việc gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường do lượng CTR tồn động gây mùi hôi, nước rỉ rác.
    Hệ thống thu gom chất thải rắn hiện nay được thực hiện bởi lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập và công lập, chính vì thế mà chất thải rắn chưa được quản lý tốt, chỉ có khoảng 80 – 85% tổng số lượng chất thải rắn được thu gom và số còn lại được thải xuống kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
    TP.HCM có mật độ dân số khá dày đặc, chủ yếu là dân nhập cư. Nhưng vấn đề chất thải rắn chưa được chính quyền địa phương quản lý đúng mức. Hệ thống thu gom chất thải rắn của Tp.HCM còn gặp một số bất cập như việc bố trí các điểm hẹn, thời gian thu gom, vận chuyển chưa hợp lý, phương tiện thu gom cũ kỹ, thô sơ, không đảm bảo nhu cầu thu gom chất thải rắn trên địa bàn Tp.HCM
    Trước tình hình trên đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý, quy hoạch đến năm 2030” được thực hiện với mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác thu gom chất thải sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành Phố Hồ Chí Minh.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
    Đề xuất biện pháp xử lý, tái chế, chôn lấp thích hợp với điều kiện thành phố Hồ Chí Minh.
    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Tổng quan về chất thải rắn;
    Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường Thành Phố Hồ Chí Minh,
    Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH Thành Phố Hồ Chí Minh,
    Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn ở địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh,
    Thiết kế hệ thống thu gom, vận chuyển CTR cho địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030;
    Đề xuất các giải pháp xử lý, tái chế, chôn lấp thích hợp với điều kiện ở thành phố Hồ Chí Minh.
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh,
    Đối tựợng nghiên cứu: chất thải rắn sinh hoạt
    Giới hạn nghiên cứu: hiện trạng quản lý CTR Thành Phố Hồ Chí Minh, tính toán hệ thống thu gom, vận chuyển và bố trí trạm xử lý.
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.5.1 Phương pháp luận
    - Nắm vững kiến thức về quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH;
    - Phương pháp phân tích đánh giá nguồn phát sinh chất thải, thu gom, hệ thống điểm hẹn.
    1.5.2 Phương pháp cụ thể
    - Khảo sát thực địa nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và nắm rõ tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh,
    - Phương pháp đánh giá nhanh,
    - Phương pháp thống kê,
    - Phương pháp tính toán, dự báo tốc độ tăng dân số và chất thải rắn,
    - Phương pháp tính toán hệ thống thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    1.6.1 Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp một cơ sở dữ liệu của việc nguyên cứu cơ bản về hiện trạng QLCTR thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 – 2009,
    - Đánh giá được ưu, nhược điểm về QLCTR và những điểm cần phải khắc phục,
    - Đế xuất được giải pháp thu gom, vận chuyển, PLRTN phù hợp cho Tp.HCM đến năm 2030.
    1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
    - Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý CTRSH cho Tp.HCM trong giai đoạn từ nay đến năm 2030
    - Đề tài đã cung cấp một giải pháp thực tế để QLCTRSH cho Thành Phố trong 30 năm tới,
    - Đây là công cụ, tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý, quy hoạch môi trường hiệu quả
    - Giải quyết được bài toán về CTR ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...