Luận Văn Khảo sát hiện trạng quản lí chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Bình Tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục các từ viết tắt . . iv
    Danh mục các bảng . .v
    Danh mục các sơ đồ, hình ảnh . . vii
    LỜI MỞ ĐẦU . .1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . .1
    2. Mục đích nghiên cứu . .2
    3. Giới hạn đề tài . 3
    4. Nội dung nghiên cứu . 3
    5. Phương pháp nghiên cứu . .3
    5.1 Phương pháp luận . 3
    5.2 Phương pháp cụ thể . .4
    6. Ý nghĩa thực tiễn . .5
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ . 6
    1.1 Đặc trưng chất thải rắn . .6
    1.1.1 Nguồn gốc chất thải rắn đô thị . .6
    1.1.2 Thành phần chất thải rắn đô thị . .8
    1.1.3 Tính chất chất thải rắn . .9
    1.1.4 Phương pháp dùng để xác định chất thải rắn . . 22
    1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh chất thải . 26
    1.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn . . 26
    1.2.2 Ảnh hưởng của quan điểm quần chúng và luật pháp đến sự phát sinh chất thải 27
    1.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố địa lí tự nhiên tới sự phát sinh chất thải . . 28
    1.3 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn . . 29
    1.3.1 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước . . 29
    1.3.2 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường đất . . 30
    1.3.3 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường không khí . 31

    1.3.4 Tác hại của chất thải rắn tới cảnh quan và sức khỏe con người . . 31
    1.4 Tổng quan về công nghệ sản xuất Compost . . 31
    1.4.1 Định nghĩa . 31
    1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới qui trình chế biến Compost . . 32
    1.4.3 Chất lượng Compost . . 36
    1.4.4 Lợi ích và hạn chế của việc chế biến Compost . 36
    CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH TÂN VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ
    CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN BÌNH TÂN . 39
    2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội . 39
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên . 39
    2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội . . 41
    2.1.3 Quy hoạch phát triển quận Bình Tân định hướng đến năm 2020 . 44
    2.2 Hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Bình
    Tân . . 44
    2.2.1 Nguồn gốc phát sinh và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Quận Bình Tân . 45
    2.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Q.BT . 49
    CHƯƠNG 3 : DỰ ĐOÁN KHỐI LƯỢNG RÁC QUẬN BÌNH TÂN ĐẾN NĂM
    2020 VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT . 77
    3.1 Cơ sở để dự đoán khối lượng rác quận Bình Tân đến năm 2020 . . 77
    3.1.1 Dự đoán dân số quận Bình Tân đến năm 2020 . . 77
    3.1.2 Dự đoán khối lượng CTRSH của Quận Bình Tân đến năm 2020 . 78
    3.1.3 Dự báo các tác động lên môi trường . . 80
    3.2 Đánh giá hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Bình Tân . 82
    3.2.1 Kết quả được . 82
    3.2.2 Những vấn đề còn tồn tại . 83
    CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG RÁC THẢI SINH HOẠT
    ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST . . 87

    4.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ . 87
    4.1.1 Các nguyên tắc để lựa chọn công nghệ . . 87
    4.1.2 Các phương án công nghệ xử lí rác có nhiều triển vọng . . 89
    4.2 Công nghệ chế biến Compost . 96
    4.2.1 Sơ đồ qui trình công nghệ biến phân Compost . 96
    4.2.2 Qui trình công nghệ . . 98
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 103
    Kết luận . 103
    Kiến nghị . . 104
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 105
    PHỤ LỤC . 106
    Phụ lục (A) . . 106
    Phụ lục (B) . . 110
    Phụ lục (C) . . 127


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng cả
    về tốc độ lẫn qui mô, số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những
    tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một
    nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng
    bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên
    thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, và hàng loạt các vấn đề về môi trường khác
    cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để.
    TP.HCM là một thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế,
    văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện
    tích 2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào ngày 1 tháng 4 năm
    2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam), mật
    độ trung bình 3.401 người/km².
    Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, Quận Bình Tân cũng đạt được
    những thành tích về kinh tế, ngành công nghiệp với giá trị sản xuất đạt 3.858.423
    triệu đồng, tăng 31.15% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao so với
    các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Các cơ sở thương mại dịch vụ trên địa
    bàn khoảng 4050 cơ sở trong đó kinh doanh thương mại chiếm 68.43%.
    Tuy vậy, Q.BT đang phải đối diện với những vấn đề lớn do dân số tăng quá
    nhanh. Dân số địa bàn Quận Bình Tân trung bình năm 2009 là 575.568 người, trong
    đó nữ chiếm 367.465, tốc độ tăng dân số khoảng 15% so với năm 2008 (chủ yếu là
    tăng cơ học). Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng
    bước được cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng
    lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải tăng lên liên tục tạo áp

    lực rất lớn cho công ty, thu gom và xử lý chất thải rác sinh hoạt. Quá trình hình
    thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư đặc biệt là nhà
    trọ (là một loại dịch vụ phát triển rất nhanh). Từ đó, sẽ tạo ra một lượng đáng kể
    chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó việc thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt một cách
    bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là
    nguyên nhân chính là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, cụ thể nó tác động trực
    tiếp lên môi trường đất, nước và không khí làm cho chất lượng môi trường ở đây
    giảm đi rất nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân
    sống trong khu vực.
    CTR nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng nếu không có biện pháp quản lý
    và xử lý thích hợp thì sẽ là môi trường sống tốt cho các vật trung gian gây bệnh
    cũng như các hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các bãi chôn lấp cụ thể là hiện tượng
    nước rò rỉ hay các khí phát sinh từ đây đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
    sống của người dân trong khu vực.
    Chính vì thế, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác
    thải sinh hoạt tại Q.BT là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực tế. Vì vậy,
    trước những yêu cầu thực tế, đề tài: “Khảo sát hiện trạng quản lí chất thải rắn
    sinh hoạt ở Quận Bình Tân và đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt
    để sản xuất phân Compost
    ” được thực hiện với mong muốn sẽ góp phần tìm ra
    các giải pháp quản lý CTR sinh hoạt thích hợp.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trước sức ép ngày càng gia tăng của khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ
    thống quản lí còn những hạn chế, khiếm khuyết trong các khâu thu gom, vận
    chuyển CTRSH trên địa bàn Q.BT. Vì vậy, đề tài này được thực hiện với mục tiêu:
    - Đánh giá hiện trạng quản lí chất thải rắn sinh hoạt ở Q.BT.

    - Dự báo khối lượng rác đến năm 2020.
    - Đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost.
    3. Giới hạn đề tài
    Thời gian: 30/05/2011 - 04/07/2011
    Không gian: hệ thống quản lí CTRSH trên địa bàn Q.BT.
    Do giới hạn về thời gian, điều kiện còn nhiều hạn chế nên nội dung của đề tài
    chỉ tập trung nghiên cứu về hiện trạng quản lí CTRSH ở Q.BT và đề xuất giải pháp
    tái sử rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost.
    4. Nội dung nghiên cứu
    - Lời mở đầu
    - Tổng quan chất thải rắn đô thị
    - Tổng quan về Q.BT và hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
    Quận.
    - Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Q.BT đến năm 2020, phân tích
    những mặt còn tồn tại trong công tác thu gom
    - Đề xuất giải pháp tái sử dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost.
    - Kết luận và kiến nghị
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1 Phương pháp luận
    Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao và tốc
    độ gia tăng dân số diễn ra như hiện nay. Đó là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH

    ngày càng tăng cả về số lượng và thành phần.Việc thu gom và xử lí rác sinh hoạt
    hỗn hợp đang gây nhiều khó khăn cho các công ty quản lí môi trường đô thị.
    Với khối lượng phát sinh lớn, CTR sinh ra chưa được thu gom và xử lí triệt để là
    nguồn gây ô nhiễm cho cả ba môi trường : đất, nước, không khí. Tại các bãi đổ rác ,
    nước rò rĩ và khí bãi rác là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nguồn nước
    ngầm trong khu vực. Do ý thức người dân chưa cao, bên cạnh đó chưa có sự quản lí
    chặt chẽ của chính quyền địa phương. Do đó, CTRSH là vấn đề được quan tâm
    hàng đầu bởi cộng đồng dân cư, các nhà quản lí môi trường đô thị cũng như các cấp
    lãnh đạo. Vì vậy, hệ thống quản lí CTRSH ở Quận cần được nâng cao hiệu quả hơn
    nữa để đảm bảo lượng rác được thu gom một cách triệt để, giữ gìn vệ sinh công
    cộng, đem lại nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng rác hiệu quả cao, đem lại mỹ
    quan đô thị cho Quận nói riêng và lợi ích môi trường nói chung.
    5.2 Phương pháp cụ thể
    Trong khuôn khổ điều kiện và thời gian cho phép, tôi đã chọn phương pháp
    thích hợp với các nguồn lực hỗ trợ sau:
    - Thu thập và chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội TP.HCM
    nói chung và Quận Bình Tân nói riêng.
    - Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường đô thị (thu gom, vận chuyển, xử lý sơ
    bộ chất thải rắn).
    - Kế thừa các số liệu thông tin, bài học, kinh nghiệm (từ thầy cô, phòng Tài
    nguyên môi trường, sách báo, thông tin trên mạng ).
    - Phương pháp điều tra, khảo sát.

    - Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lí các số liệu ( từ các số liệu thu thập
    được, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất làm cơ sở đánh giá và giải
    quyết các vấn đề cần quan tâm).
    - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia (ý kiến đóng góp của thầy cô, một số
    nhân viên trong phòng Tài nguyên môi trừơng).
    - Phương pháp so sánh.
    6. Ý nghĩa thực tiễn
    Đề tài cung cấp một số cơ sở tìm ra giải pháp tối ưu cho công tác quản lý chất
    thải rắn tại Quận theo hình thức tổ chức hệ thống thu gom rác của nhà nước trên cơ sở
    đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại Quận như:
    - Đề xuất biện pháp quản lí có hiệu quả hơn
    - Nâng cao nhận thức của người dân
    - Đánh giá được tình hình thu gom, vận chuyển, xử lí sơ bộ CTRSH trên địa bàn Quận.
    - Giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường do CTRSH gây ra.
    - Mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nước trong chi phí xử lý rác, đồng thời tìm ra được
    giải pháp để giải quyết cho vấn đề đất chôn lấp rác đang thiếu hụt do khối lượng rác
    gia tăng.





    Ǐࠊ
     

    Các file đính kèm:

    thanhthu1632000 thích bài này.
Đang tải...