Thạc Sĩ Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsenic trong nước bề mặt ở Huyện Tân Châu, Chợ Mới, Thị Xã Châu Đốc, TP

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 29/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) các khu vực nông nghiệp đã sử dụng một lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu có chứa arsenic đã góp phần thúc đẩy phát tán arsenic vào môi trường nước mặt, do đó môi trường có nhiều nguy cơ bị ô nhiễm. Bên cạnh đó việc người dân khoan giếng tự phát, cùng với việc xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp nên nguy cơ ô nhiễm arsenic trong môi trường nước là đáng quan tâm. Tại khu vực thành thị người dân sử dụng nước sạch từ các nhà máy nước cấp tập trung – có đầu tư quy trình xử lý và kiểm soát chất lượng nước, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 25%, phần lớn người dân khu vực nông thôn sử dụng nước từ lưu vực nước sông Mêkông cho mục đích sinh hoạt và ăn uống khá phổ biến (chiếm tỷ lệ trên 70%).
    Những nghiên cứu gần đây cho thấy dấu hiệu ô nhiễm arsenic trong nước ngầm tại một số tỉnh ở ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, rất cao. Kết quả khảo sát của Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng (2002 - 2005) cho thấy một số tỉnh thuộc ảnh hưởng của sông Mêkông đã có dấu hiệu ô nhiễm arsenic trong nước ngầm. Trên địa bàn tỉnh An Giang trong tổng số 2.699 mẫu khảo sát có 545 mẫu, chiếm 20,18% với hàm lượng arsenic cao hơn 10 ppb (Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, ban hành kèm theo Quyết định số: 1329/2002/BYT - QĐ). An Giang là địa phương có tỷ lệ ô nhiễm arsenic cao nhất. Tại một số Huyện như An Phú, Phú Tân, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang và Cao Lãnh, Tam Nông, Thanh Bình thuộc tỉnh Ðồng Tháp, hàm lượng arsenic trong nước ngầm của các giếng khoan là từ 830 ppb đến 1070 ppb, cao hơn gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép là 10 ppb. Đặc biệt các xã thuộc huyện An Phú tỉnh An Giang có 97,30% số giếng điều tra bị ô nhiễm arsenic với hàm lượng cao hơn 100 ppb (253 mẫu trên tổng số 260 mẫu khảo sát) mức ô nhiễm nặng và nguy hiểm, kế đến là huyện Phú Tân và Tân Châu. Kết quả nghiên cứu xác định trường hợp nhiễm độc arsenic do sử dụng nước ngầm tại huyện Tri Tôn và An Phú đã phát hiện một số trường hợp nhiễm độc arsenic: có hàm lượng arsenic trong tóc và nước tiểu cao hơn hẳn so với tiêu chuẩn
    quy định của Bộ Y Tế, một số đã có biểu hiện của bệnh arsenic ở giai đoạn đầu – dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, tăng giảm sắc tố da [13]. Trong khi các nghiên cứu về sự ô nhiễm arsenic trong nước mặt (sông, kênh, rạch) tại khu vực này chưa được nghiên cứu, đề tài “Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsenic trong nước bề mặt ở Huyện Tân Châu, Chợ Mới, Thị Xã Châu Đốc, TP. Long Xuyên tại tỉnh An Giang” được tiến hành để có cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm ở 4 huyện tại tỉnh An Giang thuộc lưu vực sông Mêkông, cũng như cảnh báo sớm những tác hại do ô nhiễm arsenic trong nước mặt tới sức khỏe cộng đồng.

    MỤC LỤC

    Mục lục . i,ii
    Các chữ viết tắt iii
    Danh mục các bảng . iv
    Danh mục các biểu đồ . iv
    Danh mục các hình . v
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 - TỔNG QUAN . 3
    1.1. Khái quát về arsenic 3
    1.1.1. Giới thiệu tổng quan 3
    1.1.2. Nguồn gốc ô nhiễm arsenic trong môi trường 5
    1.1.3. Ảnh hưởng của nhiễm độc arsenic đến sức khỏe 9
    1.1.4. Cơ chế gây độc 13
    1.2. Tình hình nhiễm độc arsenic trên Thế Giới và Việt Nam 15
    1.2.1. Tình hình nhiễm độc arsenic trên Thế Giới 15
    1.2.2. Tình hình nhiễm độc arsenic tại Việt Nam . 16
    1.3. Một số phương pháp giảm thiểu khả năng nhiễm độc arsenic trong
    nước sinh hoạt và ăn uống . 18
    1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 21
    1.4.1. Vị trí địa lý và đơn vị hành chính 21
    1.4.2. Sông ngòi . 23
    1.4.3. Khí hậu, thủy văn . 23
    1.4.4. Tài nguyên đất 24
    1.4.5. Dân số . 25
    1.4.6. Thành tựu kinh tế - xã hội . 25
    Chương 2 – MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
    2.1. Mục tiêu 27
    2.2. Nội dung 27
    ii
    2.3. Thời gian nghiên cứu . 27
    2.4. Địa điểm nghiên cứu 27
    2.5. Đối tượng nghiên cứu 27
    2.6. Phương pháp nghiên cứu 28
    Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN . 37
    3.1. Kết quả, đánh giá và bản đồ ô nhiễm As trong nước bề mặt (sông,
    kênh, rạch) ở 4 huyện Tân Châu, Chợ Mới, TX. Châu Đốc, TP. Long
    Xuyên tại tỉnh An Giang 37
    3.1.1. Kết quả khảo sát ô nhiễm arsenic theo từng vị trí lấy mẫu . 37
    3.1.2. Tổng hợp đánh giá ô nhiễm arsenic trong nước bề mặt ở huyện Tân
    Châu, Chợ Mới, TX. Châu Đốc, TP. Long Xuyên . 53
    3.2. Kết quả điều tra tình trạng nhiễm độc arsenic (arsenicosis) tại địa bàn
    khảo sát ô nhiễm arsenic 56
    3.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm arsenic trong nước sinh
    hoạt và ăn uống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng 60
    3.3.1. Các giải pháp kinh tế - xã hội . 60
    3.3.2. Các giải pháp kỹ thuật – xử lý nước ô nhiễm arsenic 61
    Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
    4.1. Kết luận . 62
    4.2. Kiến nghị . 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 64
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...