Luận Văn Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    293349270"CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU . 3
    293349271"I.1. Đặt vấn đề . 3
    293349272"I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    293349273"I.3. Mục tiêu của đề tài 4
    293349274"I.4. Nội dung nghiên cứu . 5
    293349275"I.5. Phương pháp nghiên cứu . 5
    293349276"I.6. Ý nghĩa của đề tài 5

    293349280"CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 6
    293349281"II.1. Tổng quan về Arsenic . 6
    293349282"II.1.1. Một số tính chất của Arsenic (As) 6
    293349283"II.1.2. Dạng tồn tại của As trong môi trường . 7
    293349284"II.1.2.1. Sự xuất hiện của As và hợp chất As trong môi trường . 7
    293349285"II.1.2.2. Dạng tồn tại của As trong môi trường . 7

    293349286"II.1.3. Độc học của Arsenic . 9
    293349287"II.1.3.1. Sự chuyển hóa sinh học của As . 9
    293349288"II.1.3.2. Độc học của Arsenic . 11

    293349289"II.1.4. Một số phương pháp xác định As . 14
    293349290"II.1.4.1. Phương pháp khối lượng . 14
    293349292"II.1.4.2. Phương pháp phân tích thể tích . 14
    293349294"II.1.4.3. Phương pháp phân tích trắc quang . 15
    293349296"II.1.4.4. Phương pháp điện hoá-cực phổ Vol-ampe . 15
    293349298"II.1.4.5. Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử ICP-AES . 15
    293349300"II.1.4.6. Phương pháp huỳnh quang nguyên tử . 16
    293349302"II.1.4.7. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa F-AAS . 16
    293349304"II.1.4.8. Phương pháp quang phổ hấp thụ không ngọn lửa (ETA-AAS) 16

    293349306"II.1.5. Tiêu chuẩn về arsen . 16
    293349307"II.1.6. Giảm thiểu As trong nước . 17
    293349308"II.1.6.1. Một số quá trình giảm thiểu As trong nước . 17
    293349309"II.1.6.2. Một số cách để hộ dân tự phòng tránh arsen . 17

    293349312"II.1.7. Tình hình arsen trên thế giới, Việt Nam và Lâm Đồng . 18
    293349313"II.1.7.1. Tình hình arsen trên thế giới 18
    293349314"II.1.7.2. Tình hình arsen ở Việt Nam 19
    293349317"II.1.7.3. Tình hình arsen tại Lâm Đồng . 21

    293349320"II.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu . 22
    293349321"II.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lâm Đồng . 22
    293349322"II.2.2. Huyện Đức Trọng . 22
    293349323"II.2.3. Huyện Đơn Dương . 24
    293349324"II.2.4. Tính chất nước ngầm tại Lâm Đồng . 25


    293349334"II.3. Tổng quan về rủi ro môi trường . 30
    293349335"II.3.1 Một số khái niệm cơ bản . 30
    293349344"II.3.2. Các loại đánh giá rủi ro . 31

    293349356"CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
    293349357"III.1. Xây dựng mạng lưới quan trắc . 33
    293349358"III.1.1 Khảo sát các cơ sở dữ liệu . 33
    293349360"III.1.1.1. Phân bố giếng trong huyện . 33
    293349361"III.1.1.2. Phân bố nước ngầm 33

    293349362"III.1.2. Chia ô lưới lấy mẫu . 34
    293349363"III.1.2.1. Xác định số mẫu mỗi xã . 34
    293349363"III.1.2.2. Xác định vị trí lấy mẫu trên ô lưới 34

    293349369"III.2. Tiến hành lấy mẫu . 37
    293349371"III.3.1. Kế hoạch lấy mẫu . 37
    293349404"III.3.2. Dụng cụ lấy mẫu . 37
    293349406"III.3.3. Xác định vị trí lấy mẫu . 38
    293349408"III.3.4. Lấy mẫu 38
    293349416"III.3.5. Xử lí, bảo quản mẫu . 38
    293349418"III.3.6. Ghi nhật kí lấy mẫu . 39
    293349420"III.3.7. Lập biên bản lấy mẫu . 39

    293349422"III.3. Phân tích hàm lượng arsen . 39
    293349423"III.3.1. Phương pháp hấp thụ nguyên tử kĩ thuật hidrua hoá . 39
    293349424"III.3.1.1. Nguyên lý chung của phương pháp . 40
    293349425"III.3.1.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp trắc quang so màu . 40
    293349426"III.3.1.3. Các phương pháp xác định nồng độ . 42

    293349427"III.3.2. Thiết bị phân tích bằng AAS . 43
    293349428"III.3.2.1. Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc . 43
    293349429"III.3.2.2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu . 44
    293349430"III.3.2.3. Chuẩn bị hóa chất 44
    293349431"III.3.2.4. Quy trình phân tích . 45

    293349439"III.4. Phương pháp đánh giá rủi ro . 47
    293349445"III.4.1. Nhận diện mối nguy hại 48
    293349446"III.4.2. Ước lượng mối nguy hại 49
    293349447"III.4.3. Đánh giá độc tính . 49
    293349448"III.4.4. Mô tả đặc tính rủi ro . 49

    293349458"CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 54
    293349463"IV.1. Kết quả về hàm lượng arsen . 54
    293349468"IV.2. Kết quả về đánh giá rủi ro . 57

    293349480"CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 63
    293349481"V.1. Kết luận . 63
    293349485"V.2. Kiến nghị 63

    293349487"TÀI LIỆU THAM KHẢO . 65

    CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
    I.1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường nước và tác động của các yếu tố ô nhiễm lên sức khoẻ cộng đồng đang diễn biến phức tạp khiến rủi ro môi trường ngày càng tăng cao. Ngày nay, rủi ro môi trường được coi là một trong những loại rủi ro đặc biệt quan trọng và nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển, các nước đang đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp hoá và cả những nước công nghiệp phát triển, có thu nhập cao. Một số quốc gia quan tâm đến rủi ro về sức khoẻ như bệnh ung thư, suy dinh dưỡng, đột biến, béo phì, một số khác thì quan tâm đến việc thiếu các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, nước sạch, điều kiện vệ sinh an toàn Nhưng một vấn đề chung hiện đang dành được mối quan tâm hàng đầu ở nhiều nước lớn là vấn nạn ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là ô nhiễm arsen trong nước ngầm. Việc arsen tồn tại trong nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của người dân với nồng độ quá mức cho phép đã tác động đến sức khoẻ của hàng triệu người trên thế giới.
    Tại Việt Nam, ô nhiễm arsen đã được phát hiện tại nhiều khu vực như đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, khu vực đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Đồng Tháp Những hậu quả của việc sử dụng nước ngầm có nhiễm arsen vào mục đích sinh hoạt ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân là rất nghiêm trọng, việc đưa ra những giải pháp đối với vấn đề ô nhiễm này với nước ta cũng không còn mới lạ. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ đề cập đến những ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư khi mà những biểu hiện về nguy hại đã thể hiện rõ rệt qua sự suy giảm về sức khỏe mà chưa dành sự quan tâm thích đáng tới những rủi ro tiềm tàng như nguy cơ gây ung thư với người dân sử dụng nguồn nước ngầm nhiễm arsen với nồng độ tuy thấp nhưng trong thời gian dài (suốt cuộc đời).
    Trước sự đe dọa về hiểm họa của tình trạng ô nhiễm arsen cũng như các kim loại nặng trong đất, nước sinh hoạt và ăn uống, việc nghiên cứu hiện trạng, khoanh vùng hàm lượng arsen trong nước ngầm, đánh giá rủi ro tiềm tàng do tình trạng ô nhiễm đó gây ra đến sức khỏe người dân và đề xuất giải pháp phòng ngừa ảnh hưởng của nó là điều hết sức cần thiết.
    Nhiều nghiên cứu về arsen được thực hiện trước đây đã cho thấy Lâm Đồng là một trong những tỉnh ở Tây Nguyên có nồng độ arsen cao đáng báo động nhưng chưa có báo cáo chính thức như một số thành phố lớn khác của nước ta.
    Trong tỉnh Lâm Đồng, Đơn Dương và Đức Trọng là những huyện có vị trí trọng điểm về phát triển kinh tế xã hội, là cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt -Trung tâm du lịch và hoạt động dịch vụ văn hoá - thể thao của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế về phát triển kinh tế, trên địa bàn hai huyện vẫn còn nhiều hộ dân dùng nước giếng tự khai thác không qua xử lí và nhiều diện tích thuộc vùng sâu vùng xa chưa được tiếp cận với nước sạch. Chính vì vậy, nguy cơ những ảnh hưởng có hại từ nguồn nước ngầm đến người dân sử dụng nước ngầm làm nguồn nước sinh hoạt tại hai huyện là khá cao.
    Trên cơ sở đó, đề tài lựa chọn vấn đề “Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsen trong nước ngầm và đánh giá rủi ro lên sức khỏe cộng đồng tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng” để thực hiện nghiên cứu nhằm xác định nồng độ arsen ở một số huyện thuộc Lâm đồng và đánh giá ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, từ đó đưa ra những khuyến cáo và biện pháp phòng tránh giảm thiểu những tác động có hại cho người dân trong hai huyện nói riêng và trong tỉnh Lâm Đồng nói chung.

    I.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu: arsen trong nước ngầm và dân cư sử dụng nguồn nước ngầm này vào mục đích sinh hoạt tại hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng
    Phạm vi nghiên cứu: hai huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng

    I.3. Mục tiêu của đề tài
    - Quan trắc nồng độ arsen trong môi trường nước ngầm tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng.
    - Tính toán liều lượng tiếp nhận vào cơ thể đối với cộng đồng dân cư sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm arsen vào mục đích sinh hoạt.
    - Đánh giá rủi ro đến sức khỏe khi con người phơi nhiễm với arsen trong nước ngầm.

    I.4. Nội dung nghiên cứu
    - Thu thập khảo sát các số liệu về diện tích, dân số, số giếng nước, phân bố dân cư và phân bố nước ngầm của huyện.
    - Lên kế hoạch quan trắc: chia ô lưới, chọn địa điểm thu mẫu, tần suất lấy mẫu, phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu.
    - Tính toán liều lượng tiếp nhận và đánh giá rủi ro đến sức khỏe người dân, đề xuất biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro.

    I.5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp định vị, số hóa bản đồ.
    - Phương pháp tổng hợp tài liệu.
    - Phương pháp khảo sát thực địa.
    - Phương pháp lấy mẫu.
    - Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
    - Phương pháp thống kê toán học.
    - Phương pháp đánh giá rủi ro.

    I.6. Ý nghĩa của đề tài
    - Đề tài tiến hành đánh giá hàm lượng arsen trên địa bàn khảo sát, từ đó thu thập được các số liệu về những vị trí ô nhiễm arsen, xây dựng bản đồ nồng độ arsen trên địa bàn hai huyện.
    - Từ những kết quả khảo sát, đề tài xác định được những vị trí có nồng độ arsen cao và đưa ra cảnh báo cho người dân tại những khu vực này có những biện pháp phòng tránh giảm thiểu tác hại của ô nhiễm arsen trong nước ngầm.
    - Đề tài tiến hành đánh giá rủi ro đến sức khỏe người dân, từ đó thể hiện được nguy cơ mắc các loại bệnh của người dân vùng nghiên cứu, góp phần xây dựng hệ thống số liệu giúp các nhà quản lí môi trường xây dựng chương trình quản lí giảm thiểu rủi ro tới sức khỏe người dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...