Luận Văn Khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    MỞ ĐẦU
    1.1. Lời nói đầu
    Ngày nay, môi trường và ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
    Tuy nhiên, môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Nguồn gốc của sự biến đổi này là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội. Các hoạt động này một mặt có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống con người, mặt khác lại gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái các môi trường thành phần.
    Ở Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường chỉ mới trong giai đoạn đầu, phần lớn các quy trình cũng như thiết bị công nghệ còn lạc hậu, sản xuất gia tăng nhưng yếu tố môi trường chưa được chú trọng. Trước thực trạng môi trường và sức ép của chính quyền, các cộng đồng dân cư thì nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đã có những biện pháp và phương hướng để giảm lượng chất thải hoặc xử lý chúng trước khi thải vào môi trường.
    Ngành chế biến thủy hải sản là một trong những ngành giàu tiềm năng của nước ta, Với bờ biển dài, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, khí hậu nhiệt đới, ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản là một lợi thế của Việt Nam, bước đầu đã tiếp cận được trình độ khu vực và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước.
    Tuy nhiên, đi kèm với các giá trị kinh tế đóng góp được, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh ra trong quá trình nuôi trồng và đặc biệt là chế biến thủy hải sản ở Việt Nam cũng thực sự đáng báo động. Do đặc điểm công nghệ là sơ chế từ nguyên liệu thô, ngành chế biến thủy hải sản cần một lượng nước khá lớn, trung bình khoảng 50 – 70 m[SUP]3[/SUP] nước/tấn sản phẩm, dẫn đến sự hình thành một lượng nước thải gần tương đương. Ngoài ra, các chất thải rắn là phế liệu hay phụ phẩm sinh ra trong quá trình chế biến có bản chất là các chất hữu cơ dễ phân hủy gây mùi khó chịu cũng là một khía cạnh ô nhiễm đặc trưng trong các nhà máy chế biến thủy hải sản. Để nâng cao ý thức phần trách nhiệm trong việc gây ô nhiễm môi trường, ngành thuỷ sản cần có giải pháp cho vấn đề ô nhiễm bởi nước thải, khí thải, chất thải rắn để cùng các ngành sản xuất khác giảm mức độ tác động đến môi trường. Do đó, việc khảo sát để đánh giá đúng về hiện trạng môi trường ngành thủy hải sản là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
    Bến Tre với lợi thế bờ biển dài 65 km và hệ thống sông ngòi nội địa chằng chịt có tổng chiều dài hơn 3000 km. Vùng đất Bến Tre được hình thành bởi 3 dãy cù lao với 4 cửa sông chính của hệ thống sông MêKông đổ ra Biển Đông. Nguồn lợi thủy sản dồi dào được cung cấp từ các vùng nuôi thủy sản rộng hơn 60.000 ha với 3 loại hình sinh thái: mặn, lợ, ngọt và hơn 20.000 km[SUP]2[/SUP] vùng lãnh hải là tiềm năng quan trọng cho nghề khai thác, chế biến thủy sản. Vì vậy thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển của nhà máy thì kéo theo nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết. Các nhà máy ra đời trong thời kỳ khi vấn đề môi trường chưa được quan tâm thích đáng, chưa có các hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nên đến sự suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng trong quá trình hoạt động của các nhà máy. Đặc biệt, sự phát thải lượng nước lớn chứa hàm lượng hữu cơ cao làm suy giảm chất lượng nước, đe dọa sự phát triển của các động vật thủy sinh và đời sống của nhân dân xung quanh khu vực tiếp nhận nguồn nước thải này.
    Chính vì vậy, việc tìm hiểu hiện trạng gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy chế biến thủy hải sản điển hình tại Bến Tre để có thể hoàn thiện hơn các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp là điều cần được quan tâm hàng đầu. Đó cũng là lý do để đề tài “ Khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre” được ra đời
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm.
    1.3. Nội dung nghiên cứu
    - Tổng quan về tỉnh Bến Tre
    - Khảo sát hiện trạng môi trường tại một số nhà máy chế biến thủy hải sản điển hình trên địa bàn tỉnh Bến Tre
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các cơ sở trên
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập, lựa chọn, bổ cập các tài liệu có liên quan.
    - Phương pháp khảo sát thực địa
    - Phương pháp quan sát mô tả
    - Phương pháp thống kê xử lý số liệu
    - Phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia
    1.5. Ý nghĩa của đề tài
    Đồ án hoàn thành sẽ cung cấp đầy đủ một hệ thống cơ sở dữ liệu tin cậy về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng môi trường ngành chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre. Đây là những thông tin quan trọng để các ngành kinh tế xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành mình đồng thời là tiêu chí quan trọng để quản lý và bảo vệ môi trường.
    Tìm ra những hạn chế trong công tác quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm của các nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre để đề xuất các hướng giải pháp khắc phục kịp thời. Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả, dễ dàng hơn.
    1.6. Cấu trúc của đề tài
    Chương 1: Mở đầu
    Chương 2: Tổng quan về tỉnh Bến Tre
    Chương 3: Tổng quan về ngành chế biến thủy hải sản và các vấn đề môi trường đi kèm
    Chương 4: Hiện trạng môi trường ngành chế biến thủy hải sản Tỉnh Bến Tre
    Chương 5: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho ngành chế biến thủy hải sản tại Bến Tre
    Chương 6: Kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...