Luận Văn Khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của Thành phố Hồ Ch

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
    DANH MỤC CÁC HÌNH SƠ ĐỒ 5
    LỜI MỞ ĐẦU 6
    1. Đặt vấn đề. 6
    2. Mục đích đề tài 7
    3. Phạm vi nghiên cứu. 7
    4. Nội dung nghiên cứu. 7
    5. Phương pháp nghiên cứu. 7
    a. Phương pháp luận. 7
    b. Phương pháp cụ thể. 8
    6. Ý nghĩa của đề tài 8
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH 9
    1.1 Đặc điểm tự nhiên. 9
    1.1.1 Vị trí địa lí 9
    1.1.2 Điều kiện khí tượng. 10
    1.1.3 Địa hình – địa chất 11
    1.1.4 Điều kiện thủy văn. 12
    1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 13
    1.2.1 Tình hình kinh tế. 13
    1.2.2 Tình hình xã hội 14
    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ VỆ SINH 17
    2.1 Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng. 17
    2.2 Phân loại nhà vệ sinh. 17
    2.2.1 Bể tự hoại 18
    2.2.2 Bể tự thấm 19
    2.2.3 Nhà vệ sinh dạng khô. 19
    2.3 Tiêu chuẩn cho nhà vệ sinh đạt chuẩn. 19
    2.4 Một số quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng. 20
    CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH 22
    3.1 Vị trí, số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công cộng. 22
    3.1.1 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại Quận 1. 22
    3.1.2 Hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại quận 3. 25
    3.1.3 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 5. 27
    3.1.4 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 6. 29
    3.1.5 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại quận 10. 31
    3.2 Hiện trạng trang thiết bị của các nhà vệ sinh công cộng tại các quận được khảo sát 33
    3.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng và vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ sinh công cộng tại các quận khảo sát 42
    3.3.1 Hiện trạng quản lý và sử dụng các nhà vệ sinh công cộng. 42
    3.3.2 Vấn đề vệ sinh môi trường trong các nhà vệ sinh công cộng thuộc khu vực khảo sát 44
    CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 50
    4.1 Đánh giá chung. 50
    4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng. 50
    4.2.1 Đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn. 50
    4.2.2 Tổ chức lại hình thức quản lý nhà vệ sinh công cộng hiện có. 51
    4.2.3 Cụ thể hóa các tiêu chí về nhà vệ sinh công cộng trong các văn bản, quy chuẩn, quy định của các Bộ, Ngành liên quan. 52
    4.2.4 Nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường về nhà vệ sinh công cộng cho dân cư đô thị 52
    4.2.5 Quy hoạch – xây dựng – chính sách đầu tư. 53
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 55
    5.1 Kết luận. 55
    5.2 Kiến nghị 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Đặt vấn đề

    Trong mỗi gia đình – công trình phụ là một phần không thể thiếu và tại các thành phố lớn – nhà vệ sinh công cộng có vai trò rất quan trọng. Là công trình phụ nhưng không hề phụ trong việc phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, ở một số nơi, công trình phụ và nhà vệ sinh công cộng chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Chưa nói đến sự kém ý thức, coi thường việc bảo vệ môi trường sống của một số người.
    Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của nước ta nhưng hiện trạng nhà vệ sinh công cộng vẫn còn nhiều bất cập về cả số lượng lẫn chất lượng. Để cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị ngoài việc nâng cao các điều kiện ăn, ở thì cũng không thể quên việc xây dựng mới và cải thiện các nhà vệ sinh công cộng đã có tạo điều kiện để người dân thể hiện lối sống văn minh, lịch sự. Tuy nhiên, không phải cư dân nào cũng có điều kiện tiếp cận được với nhà vệ sinh công cộng để chứng tỏ sự văn minh của mình, bởi trên địa bàn thành phố còn quá thiếu nhà vệ sinh công công và không ít người dân còn e ngại khi bước chân vào một nhà vệ sinh công cộng chưa thực hợp vệ sinh môi trường.
    Rõ ràng chất lượng cuộc sống đô thị chưa thể nâng cao nếu cư dân đô thị đi ra đường mà không có nơi giải quyết “chuyện tế nhị hàng ngày”. Vả lại phải ngửi mùi hôi từ các điểm có đặt nhà vệ sinh công cộng trên một số nẻo đường thì khó nói chất lượng cuộc sống được nâng cao. Trên thực tế, từ nhiều năm qua Tp Hồ Chí Minh đã nổ lực gia tăng số lượng nhà vệ sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như ý muốn.
    Nằm trong nổ lực chung để nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng tại đô thị lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, trước hết cần có bức tranh tổng thể về tình trạng các nhà vệ sinh công cộng tại toàn thành phố và ít nhất là tại các quận nội thành tập trung đông dân cư của thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “khảo sát hiện trạng hệ thống các nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh” đã ra đời với mong muốn phản ánh kịp thời và đầy đủ về tình hình thực tế của các nhà vệ sinh công cộng hiện nay.
    2.Mục đích đề tài

    Khảo sát hiện trạng nhà vệ sinh công cộng tại một số quận thuộc khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải từ các nhà vệ sinh công cộng nói trên, đồng thời đề xuất một số phương án cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường của hệ thống nhà vệ sinh công cộng của khu vực nội thành thành phố.
    3.Phạm vi nghiên cứu



    Địa điểm: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: quận 1, quận 3, quận 5, quận 6 và quận 10.
    Thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 09/05/2011 đến ngày 04/07/2011.
    4.Nội dung nghiên cứu



    Tìm hiểu về số lượng, mật độ phân bố nhà vệ sinh công công.
    Khảo sát và đánh giá hiện trạng sử dụng và chất lượng vệ sinh môi trường của nhà vệ sinh công cộng trong khu vực nghiên cứu.
    Đề xuất các phương án cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh.
    5.Phương pháp nghiên cứu

    a.Phương pháp luận

    Dựa vào hiện trạng môi trường và hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại khu vực Tp Hồ Chí Minh, các dữ liệu cơ sỡ phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thực hiện việc quản lý xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt hiệu quả.
    b.Phương pháp cụ thể



    Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh.
    Khảo sát, đánh giá, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến nhà vệ sinh công cộng.
    6.Ý nghĩa của đề tài

    Khảo sát, đánh giá tác động của nhà vệ sinh công cộng đến người dân. Từ đó, đưa ra phương án quản lý tốt hơn cho nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh và góp phần cải thiện cảnh quan đô thị cho thành phố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...