Luận Văn Khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cua biển (Scylla sp) ở tỉnh Cà Mau

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Tựa đề trang
    Lời cảm tạ i
    Tóm tắt .ii
    Mục lục .iii
    Danh sách bảng v
    Danh sách hình .vi
    Các từ và thuật ngữ viết tắt vii

    Chương I: GIỚI THIỆU . .
    1.1 Đặt vấn đề
    1.2 Mục tiêu đề tài
    1.3 Nội dung nghiên cứu .

    Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .
    2.1 Đặc điểm sinh học cua biển .
    2.3 Kỹ thuật nuôi cua kết hợp
    2.4 Tình hình nuôi cua biển .
    2.4.1 Trên thế giới .
    2.4.2 Ở Việt Nam
    2.4.3 Tình hình nuôi thủy sản và Cua ở Cà Mau
    2.4.4 Khuynh hướng phát triển nghề nuôi cua ở Cà Mau

    Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1 Thời gian và địa điểm
    Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Cà Mau .
    3.2 Vật liệu nghiên cứu .
    3.3 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
    3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .

    Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    .
    4.1 Tình hình phát triển của mô hình bán thâm canh cua và cua – rừng – tôm ở tỉnh
    Cà Mau
    4.2 Mô hình cua -rừng – tôm và mô hình bán thâm canh cua
    4.2.1 Mùa vụ nuôi .
    4.2.2 Công trình và chuẩn bị ao nuôi .
    Hình 4.1: Diện tích mặt nước trung bình của mô hình cua - rừng - tôm và bán thâm canh cua (chuyên cua) ở tỉnh Cà Mau .
    4.2.3 Nguồn giống, mật độ nuôi .
    4.2.4 Chăm sóc và quản lý .
    4.2.5 Thu hoạch
    4.2.6 Hạch toán kinh tế
    4.3 So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình bán thâm canh cua và cua – rừng –
    tôm
    Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
    5.1 Kết luận
    5.2 Đề xuất .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    PHỤ LỤC
    Phụ lục A: Phiếu phỏng vấn
    Phụ lục B
    Phụ lục B.1: Bảng tổng hợp số liệu 30 phiếu điều tra mô hình Cua-Rừng-tôm
    .
    Phụ lụcB.2: Bảng tổng hợp số liệu 10 phiếu điều tra mô hình chuyên canh Cua
    .

    1.1 Đặt vấn đề

    Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam là vùng có hệ thống sông ngòi rộng khắp và bờ biển dài rất thuận lợi cho việc phát triển thủy sản. Hàng năm ngành thủy sản góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, năm
    2008 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2.5 tỷ đô la (TTXVN, 2009). Nghề nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc. Trong đó nghề nuôi thủy sản nước lợ đang phát triển mạnh mẽ, được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển và góp phần đáng kể vào nền kinh tế đất nước.

    Những đối tượng thủy sản nước lợ được nuôi phổ biến ở ĐBSCL như: Tôm sú, Cua biển, cá Chình, cá Mú, các loài cá nước lợ khác. Trong những loài giáp xác được nuôi, bên cạnh con Tôm sú thì con Cua biển (Scylla serrata) đang được người dân chọn làm đối tượng nuôi khá phổ biến trong các ao đầm nước lợ ven biển, do chúng có khả năng tăng trọng nhanh, kích thước lớn, dễ nuôi không đòi hỏi kỹ thuật cao và thu hoạch trong thời gian ngắn. Cua biển là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng kinh tế do chúng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giá trị xuất khẩu và nhu cầu làm thực phẩm trong nước ổn định. Theo đánh giá của Bộ Thủy sản năm 2004, sản lượng xuất khẩu Cua biển của Việt Nam đạt khoảng 6000 tấn, kim ngạch đạt trên 25 triệu đô la. Hiện nay việc nuôi Cua biển ngày càng phát triển với các hình thức nuôi như: nuôi cua con thành cua thịt, nuôi cua ốp lên cua chắc, nuôi cua gạch và cua lột đã đem lại kết quả.

    Cà Mau là một trong những tỉnh ven biển của ĐBSCL đi đầu trong việc nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, con tôm sú, mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh liên tục gặp nhiều khó khăn về thị trường, dịch bệnh, thì sự xuất hiện nghề nuôi Cua biển như một hướng đi tích cực cho cộng đồng ven biển với mô hình nuôi chuyên canh và nuôi kết hợp: tôm-cua, cua - rừng - tôm đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Tuy nhiên sự phát triển của nghề nuôi cua còn mang tính tự phát chưa có hệ thống quy hoạch cụ thể, hiện nay vẫn thiếu thông tin một cách đầy đủ về đối tượng này, để nuôi một đối tượng mới hiệu quả cần phải quan tâm và tìm hiểu một số vấn đề như: tình hình phát triển các mô hình nuôi, nguồn giống, thức ăn, cách quản lý môi trường nuôi, kỹ thuật nuôi, chi phí đầu tư. Với thực tế từ các vấn đề trên, đề tài “Khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cua biển (Scylla sp) ở tỉnh Cà Mau ” đã được thực hiện.

    1.2 Mục tiêu đề tài

    Tìm hiểu hiện trạng về tình hình kỹ thuật và kinh tế của các mô hình nuôi Cua biển, từ đó cung cấp thông tin góp phần làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi Cua biển ở Cà Mau và ĐBSCL.

    1.3 Nội dung nghiên cứu

    - Tình hình phát triển của mô hình bán thâm canh cua và cua - tôm - rừng ở tỉnh Cà Mau.
    - Các chỉ tiêu kỹ thuật của hai mô hình bán thâm canh cua và cua - rừng - tôm.
    - So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình bán thâm canh cua và cua - rừng - tôm.
     
Đang tải...