Thạc Sĩ Khảo sát hệ vi sinh vật kiểm soát NH3 trong nuôi tôm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Nuôi tôm năng suất cao đang Phát triển mạnh, tạo bước đột phá trong ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta và góp phần đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thầm canh và thâm canh không ngừng được mở rộng và giữ vị trí quan trọng trong việc sản xuất mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy vậy, với lượng thức ăn dư thừa, sản phẩm bài tiết hằng ngày của tôm, sự rữa trôi từ bờ ao, sản phẩm hữu cơ theo nước vào ao và xác động vật phù du đã làm cho môi trường nước, đáy ao nuôi bị ô nhiễm trong những tháng cuối và sau mỗi chu kỳ nuôi tôm.
    Trong các ao nuôi thâm canh, để rút ngắn thời gian nuôi động thời nâng cao giá trị của tôm nuôi người ta tăng thêm lượng thức ăn cho vật nuôi, khi đó sẽ xuất hiện yếu tố dư thừa amoniac. Thức ăn thừa, phân, chất bài tiết của vật nuôi sẽ hình thành amoniac. Trong môi trường có pH thấp tác hại của amoniac không cao bằng trong môi trường có pH cao, vì thành phân gây độc là amoniac dạng trung hoà. Ammonium tồn tại trong ao với nồng độ cao và đồng thời với pH cao sẽ gây độc đối với tôm cá và nhuyễn thể và nếu như chưa xử lý ammonium mà trực tiếp thải ra môi trường bên ngoài sẽ gây ô nhiễm, dịch bệnh Phát triển nhiều, làm mất cân bằng sinh thái và thay đổi đa dạng Sinh học vùng nước ven bờ. Do đó cần phải kiểm soát lượng NH3 trong ao nuôi tôm.
    Có thể sử dụng các loại hóa chất, dươc liệu để xử lý môi trường ao nuôi và phòng dịch bệnh nhưng như thế thì những chất đó sẽ tồn đọng trong nước, đáy ao và trong sản phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và Sức khỏe của con người. Do đó biện pháp Sinh học sử dụng hệ vi khuẩn có thể kiểm soát và làm giảm được hàm lượng NH3 đã được nghiên cứu và ứng dụng.
    Với tính thực tiễn và ý nghĩa khoa học nêu trên, đồng thời được sự chấp nhận của khoa MT&CNSH, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát hệ vi sinh vật kiểm soát NH3 trong nuôi tôm”.
    1.2. Mục tiêu
    Tìm hiểu về các yếu tố trong nước ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự tăng trường của tôm, đặc biệt là ảnh hưởng của NH3.
    Tìm hiểu về vi sinh vật kiểm soát NH3 và cơ chế kiểm soát.
    1.3. Nội dung nghiên cứu
    Thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài.
    Xử lý các kết quả, số liệu thu thập được.
     
Đang tải...