Báo Cáo Khảo sát hệ quang học và lập đường cong chuẩn của máy đơn sắc

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên bài thí nghiệm: KHẢO SÁT HỆ QUANG HỌC VÀ LẬP ĐƯỜNG
    CONG CHUẨN CỦA MÁY ĐƠN SẮC


    Nhóm: 2
    Các sinh viên: Nguyễn Chí Hiến Lớp: CLC – K58
    Trịnh Thị Lan Hoa
    Nguyễn Thư Sinh
    Ngày 4 tháng 11 năm 2011


    I / Tóm tắt nội dung :
    - Tìm hiểu nguyên lý hoạt động,cấu tạo của hệ quang học dùng máy đơn sắc.
    - Lập đường cong chuẩn của máy đơn sắc.
    Lăng kính và trống được ghép đồng trục với nhau nên quay trống làm quay lăng kính,góc quay được chỉ thị trên thang chia độ của trống.Nhờ cách ghép nối máy tính với hệ đo và chương trình SPECTRUM điều khiển quá trình đo ta có thể lập được đồ thị sự phụ thuộc của cường độ chùm sáng đơn sắc và vị trí trống quay.
    Vẽ lại đồ thị bằng Orign,xác định ứng với các đỉnh phổ so sánh với phổ mẫu. Xây dựng đồ thị bước sóng của đỉnh phổ theo vị trí trống quay. Fit đồ thị bằng hàm thích hợp và lập đường cong chuẩn.
    II/ Kết quả
    - Điều kiện thực hiện phép đo :tại nhiệt độ phòng.
    - Kếp quả thu được qua phép đo :
    + Đồ thị sự phụ thuộc của cường độ sáng và vị trí trống quay.
    + Bước sóng của các đỉnh phổ theo giá trị của trống quay.


    Vị trí trống (độ) Màu Bước sóng (µm)
    406.430475 Cam 0.61249
    982.507774 Vàng 0.57922
    1645.93514 Xanh 0.54622
    2085.57308 Chàm 0.43193
    2260.99511 Tím 0.40477


    + Đường cong chuẩn : đồ thị sự phụ thuộc tương quan giữa độ dài bước sóng ánh sáng và số chỉ trên thang ( vị trí trống ).
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo :
    + Yếu tố khách quan : Do ảnh hưởng của ánh sáng bên ngoài , thiết bị chắn sáng bên ngoài chưa tốt nên ánh sáng sau khi qua lăng kính tới thấu kính , tới khe bị ảnh hưởng
    → gây nên sai số của phép đo.
    + Yếu tố chủ quan : thao tác đo chưa thật tốt.
    III/ Thảo luận kết quả :
    - Kết quả ta thu được qua phép đo là đồ thị sự phụ thuộc của cường độ sáng và vị trí trống quay.
    Ta thu được 5 đỉnh phổ.Trong đó,có 3 đỉnh phổ nhọn,rõ còn lại 2 đỉnh hơi tròn và không được rõ ràng .
    - Sau khi xác định được các giá trị của vị trí trống ứng với các đỉnh phổ,quay trống quay đến các vị trí đó quan sát màu sắc ánh sáng và so sánh với quang phổ chuẩn của đèn hơi thủy ngân . Ta thấy màu sắc quan sát được và màu quang phổ chuẩn là đồng nhất và phân biệt khá rõ ràng với các màu ở các đỉnh phổ khác nhau.
    → Kết quả tương đối chính xác.


    IV/ Kết luận :
    Ta thu được đồ thị sự phụ thuộc cường độ sáng vào vị trí trống và đường cong chuẩn như hình vẽ :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...