Báo Cáo Khảo sát hành vi tiêu dùng của sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học An Giang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Cơ sở hình thành đề tài

    Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, tin học ứng dụng và ngoại ngữ là hai lĩnh vực rất được quan tâm. Sớm nhận ra vai trò quan trọng đó, nhiều trường Đại học nói chung yêu cầu khi tốt nghiệp ra trường sinh viên (SV) phải có bằng ngoại ngữ và tin học. Cụ thể là trường ĐẠI HỌC An Giang (ĐHAG), nhiều năm qua đã có chính sách là muốn nhận ngay bằng tốt nghiệp để ra trường xin được việc ngay thì SV phải có bằng B ngoại ngữ, và nó phải do trường tổ chức thi, cấp chứng chỉ. Không ít các bạn SV đã gặp khó khăn trong vấn đề này.

    Trường ĐHAG có dịch vụ ngoại ngữ, song nhìn chung số lượng SV tham gia học còn quá ít. Với nhiều lý do như: số lượng học nhiều, không có cơ hội để phát triển các kỹ năng, công tác giảng dạy chưa hiệu quả , nên phần lớn SV đăng ký học ở các trung tâm hay theo học tư ở các thầy cô. Vậy điều đặt ra là tại sao công tác giảng dạy của trường không hiệu quả? Trong khi đó bằng do trường cấp được đánh giá là có chất lượng. Phải chăng khi tham gia học ở trường SV chưa thỏa mãn được nhu cầu học tập của mình?

    Một điều đáng quan tâm là trường ĐHAG có giới hạn bằng B ngoại ngữ phải do trường cấp. Nếu SV học tại trường thì sẽ có nhiều thuận tiện hơn và kết quả cũng sẽ tốt hơn. Do vậy trường ĐHAG cần phải làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của SV.

    Vấn đề cần được giải quyết ở đây là tìm hiểu nhu cầu, mong muốn từ đó biết được hành vi chọn sử dụng dịch vụ ngoại ngữ của SV, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng đầu ra của trường. Và một khi biết được hành vi tiêu dùng của SV, từ đó trường sẽ có những biện pháp cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của SV. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hành vi tiêu dùng của sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học An Giang về dịch vụ ngoại ngữ của trường”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    ◊ Mô tả hành vi của sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học An Giang đối với dịch vụ ngoại ngữ của trường.

    ◊ Xác định các nhân tố tác động đến quá trình ra quyết định học ngoại ngữ của sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị Doanh trường Đại học An Giang.

    3. Phạm vi nghiên cứu

    ◊ Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học An Giang.

    ◊ Thời gian nghiên cứu: từ 10/03/2010 đến 24/05/2010.

    ◊ Không gian nghiên cứu: sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh.

    ◊ Nội dung nghiên cứu: Hành vi tiêu dùng dịch vụ ngoại ngữ của trường Đại học An Giang của sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học An Giang.

    4. Khái quát về phương pháp nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện qua 2 bước:

    Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ.

    ◊ Thu thập dữ liệu ban đầu, tìm hiểu về nhu cầu của SV về dịch vụ ngoại ngữ thông qua nguồn thông tin từ việc khảo sát sơ bộ (hỏi tổng quát nhu cầu của SV về dịch vụ ngoại ngữ).

    Bước 2: Nghiên cứu chính thức.

    ◊ Tiến hành phỏng vấn bằng bản câu hỏi với cỡ mẫu 60 SV (30 Nam, 30 Nữ).

    ◊ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp hạn mức. Để thuận tiện cho nghiên cứu, đề tài sẽ chọn những SV khóa 8. Đề tài chia ra làm 2 nhóm phân theo giới tính, mỗi nhóm chọn 30 SV. Tiến hành phát bản hỏi đến khi đủ số lượng thì dừng.

    ◊ Các dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích hành vi ra quyết định sử dụng dịch vụ ngoại ngữ của SV khoa KT-QTKD trường ĐHAG, để từ đó trường có các biện pháp phù hợp đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của SV.

    5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

    Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho trường ĐHAG trong công tác giảng dạy ngoại ngữ của trường. Với việc nhận dạng chân dung cũng như hành vi tiêu dùng của SV đối với dịch vụ dạy ngoại ngữ của trường, từ đó trường sẽ có cách thức tổ chức giảng dạy sao cho đáp ứng tốt nhu cầu học ngoại ngữ của SV. Đồng thời từ đây, trường sẽ có thể tham khảo để đề ra chiến lược cạnh tranh trong tương lai. Có thể góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh cũng như uy tín thương hiệu của trường.

    6. Kết cấu bài nghiên cứu

    ◊ Chương 1: Giới thiệu – giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khái quát phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài nghiên cứu và kết cấu bài nghiên cứu.

    ◊ Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Giới thiệu khái quát các lý thuyết phục vụ cho mô hình nghiên cứu, bao gồm lý thuyết hành vi tiêu dùng, các nhân tố tác động đến hành vi mua, quá trình ra quyết định mua và từ đó cho ra mô hình nghiên cứu phù hợp với thực tế.

    ◊ Chương 3: Giới thiệu về dịch vụ Ngoại ngữ của Trường Đại học An Giang.

    ◊ Chương 4: Phương pháp nghiên cứu – Giới thiệu về các tổng thể và cỡ mẫu, các đặc điểm của tổng thể và mẫu, phương pháp chọn mẫu, phân tích số liệu được dùng trong bài nghiên cứu.

    ◊ Chương 5: Kết quả nghiên cứu – Tổng kết lại những kết quả nghiên cứu đạt được, tương ứng với từng mục tiêu cho ra một kết quả nghiên cứu. Đồng thời nêu những kết quả dự kiến đạt được.

    ◊ Chương 6: Kết luận và kiến nghị - Trình bày tổng thể kết quả nghiên cứu đạt được, rút ra kết luận chung, nêu những hạn chế của đề tài. Đồng thời đưa ra những kiến nghị cho đề tài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...