Luận Văn Khảo sát hàm lượng Fe3+, Mn2+, Cr3+, Ni2+ trong nước sông Đa Độ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2013
    Đề tài: Khảo sát hàm lượng Fe3+, Mn2+, Cr3+, Ni2+ trong nước sông Đa Độ




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 10
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Đặc điểm tự nhiên . 3
    1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 4
    1.3. Nguồn gây ô nhiễm nước sông . 4
    1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 6
    1.4.1. Các chỉ tiêu hóa lý [1] . 6
    1.4.2. Các chỉ tiêu vi sinh [1] 11
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 13
    2.2. Mục đích nghiên cứu 13
    2.3. Nội dung nghiên cứu 13
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 13
    2.4.2. Phương pháp xác định Fe
    3+
    [2] . 15
    2.4.3. Phương pháp xác định Mn
    2+
    [2] 18
    2.4.4. Phương pháp xác định Cr
    6+
    [2] . 21
    2.4.5. Phương pháp xác định Ni
    2+
    [2] . 24
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH . 27
    3.1. Kết quả khảo sát đặc trưng nước sông Đa Độ . 27
    3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng Fe
    3+
    . 27
    3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng Mn
    2+
    . 29
    3.4. Kết quả khảo sát hàm lượng Cr
    6+
    . 30
    3.5. Kết quả khảo sát hàm lượng Ni
    2+
    . 31
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35




    MỞ ĐẦU
    Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định
    sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên
    thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô
    nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận
    cao, con người đã cố tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực
    tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước s ạch là
    một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự
    sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp
    bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
    Sông Đa Độ là hệ thống thủy nông lớn nhất Hải Phòng, giúp cân bằng
    sinh thái, dự trữ nước ngọt, cung cấp nước tưới tiêu cho hơn 31000 hecta đất
    canh tác. Ngoài ra sông còn là nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước
    sạch thành phố như Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Sông He (công suất 80000
    m
    3
    /ngày đêm); Nhà máy nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ (công suất
    20000 m
    3
    /ngày đêm) và 35 nhà máy nước sạch nông thôn khác. Trong tương
    lai gần, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch của người dân thành phố,
    nguồn nước sông Đa Độ sẽ tiếp tục cung cấp cho Nhà máy nước lớn Hưng
    Đạo có công suất lên đến 130000 m
    3
    /ngày đêm.
    Trên đà phát triển của đất nước nói chung và của Hải Phòng nói riêng,
    càng phát triển thì lại càng ô nhiễm môi trường nặng nề. Được biết, hệ thống
    sông Đa Độ nằm trong khu vực phát triển năng động của Hải Phòng nên cùng
    với sự phát triển nhanh của các cụm, khu công nghiệp, các loại hình du lịch,
    dịch vụ, các khu dân cư đô thị mới . phần nào phá vỡ quy hoạch cũ, làm ảnh
    hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước nơi đây. Sông Đa Độ đã phải hứng chịu
    một dư lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, rác thải, nước thải sinh
    hoạt từ khu dân cư đô thị tập trung. Không chỉ có thế, trên hệ thống sông Đa
    Độ có khoảng 120 cơ sở công nghiệp và 50 làng nghề, 11 bệnh viện lớn nhỏ,
    gần 60 trạm y tế xã đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông làm cho chất
    lượng nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
    Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Đa Độ, xác
    định các nguồn ô nhiễm và dự báo mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh
    tế xã hội của thành phố Hải Phòng đến môi trường nước là rất cần thiết. Với
    khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát hàm
    lượng Fe
    3+
    , Mn
    2+
    , Cr
    6+
    , Ni
    2+
    trong nước sông Đa Độ”




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Văn Giáo. Tài nguyên nước tỉnh Đồng Nai, 1991
    2. Từ Vọng Nghi, Trần Tứ Hiếu, Huỳnh Văn Trung. Phân tích nước,
    NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội 1986
    3. Quy chuẩn Việt Nam, QCVN 08:2008/BTNMT
    4. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 5992 – 1995
    5. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 5993 – 1995
    6. Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT của
    Bộ trưởng Bộ Y tế.
    7. http://haiphong.gov.vn, Hội nghị công bố quan trắc nước 3 sông Rế,
    Giá, Đa Độ giai đoạn 2008 – 2012
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...