Thạc Sĩ Khảo sát độc tính và một số tác dụng dược lý có thể hổ trợ điều trị ung thư của viện thực phẩm chức

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 11/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề

    Nói đến ung thư là người ta nghĩ ngay đến cái chết. Tại sao như vậy, làm thế nào để phòng tránh được ung thư và làm thế nào để trị khỏi một khi đã mắc phải bệnh nan y này. Điều đó đã làm cho các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu để tìm ra phương pháp hạn chế ung thư hiệu quả nhất.
    Với tình hình đô thị hóa ngày càng nhanh, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, nguồn thực phẩm dư lượng chất bảo vệ thực vật, hormon tăng trưởng, cùng với chế độ ăn uống không hợp lí và thói quen hút thuốc lá đã làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Qua các nghiên cứu dịch tễ học của R.Doll và Petro, trên 80% tác nhân sinh ung thư là bắt nguồn từ môi trường sống. Trong đó hai tác nhân lớn nhất là: 35% do chế độ ăn uống chứa nhiều chất gây ung thư đồng tiêu hóa và khoảng 30% ung thư do thuốc lá (gây ung thư phối, ung thư đồng hô hấp trên .) [27]. Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, giám đốc bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: hằng năm trên thế giới có 10 triệu ca mới mắc và khoảng 6 triệu người chết do ung thư. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 100000 - 150000 trường hợp mới mắc ung thư và khoảng 70000 người chết do ung thư [8]. Trước tình hình đó cần phải có một giải pháp phòng ngừa và trị liệu hiệu quả. Việt Nam là một nước nhiệt đới, hệ thực vật rất đa dạng với khoảng hơn 12000 loại thực vật bậc cao, thuộc hơn 2500 chi với 300 họ [4]. Nhiều loại cây đã được nhân dân ta sử dụng với những mục đích khác nhau, đặc biệt là cây làm thuốc. Với nguồn dược liệu vô cùng phong phú cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ sinh học nói chung và lĩnh vực nuôi cấy tế bào động vật nói riêng, cũng như các ngành công nghệ hỗ trợ khác, đã góp phần quan trọng trong việc tìm và thử nghiệm chất có hoạt tính kháng phân bào có nguồn gốc thực vật.
    Trong những năm gần đây, có một thay đổi đáng kể trong quan niệm về cuộc chiến chống ung thư, đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh và nâng cao đời sống bệnh nhân ung thư. Một số các nghiên cứu đã hướng đến việc giảm các tác động bất lợi, các tác dụng phụ của những phương pháp điều trị hiện hành, bao gồm cả những nghiên cứu sử dụng thực phẩm chức năng trong các liệu pháp kết hợp. Xu hướng dùng các thực phẩm chức năng cũng như các bài thuốc đông y hoặc chế độ ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư trong các liệu pháp điều trị bằng xạ trị và hóa trị ngày một gia tăng. Các thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh nhân ung thư chủ yếu được tổng hợp từ các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên như rau, củ, quả, hạt . Những thực phẩm này thường có các tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư, hạn chế tác dụng phụ khi điều trị ung thư, giảm đau, kháng viêm, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, bổ máu, chống oxy hóa . [35]. Capsaicin trong ớt, piperine trong tiêu, curcumin trong nghệ, glycirrhizin trong cam thảo được sử dụng từ lâu trong thực phẩm và thuốc, được sử dụng rộng rãi ở châu Á và Mĩ Latinh. Tất cả các hoạt chất này đều đã được chứng minh khả năng ức chế sự tăng sinh của nhiều dòng tế bào ung thư thông qua cảm ứng apoptosis, bao gồm ung thư vú, gan, dạ dày, ruột kết, tuyến tiền liệt . Bên cạnh đó, các chất này cũng được chứng minh có những tác dụng có lợi cho sức khỏe tương tự nhau như kháng viêm, giảm đau, kháng oxy hóa ., những tác dụng có thể hỗ trợ rất hữu ích cho bệnh nhân đang điều trị ung thư. Tuy nhiên, các chất này có khả năng hấp thụ trong cơ thể thấp,nhanh chóng bị chuyển hóa tại gan và ruột, nên khi sử dụng như những chất chức năng và cần hiệu quả trong một thời gian nhất định thường phải sử dụng liều lớn dẫn đến gây độc cho cơ thể, có thể gây tử vong [20]. Do đó, cần có những nghiên cứu phối hợp các hoạt chất để giảm liều của mỗi chất riêng lẻ nhưng vẫn giữ được những tác dụng dược lý cơ bản của chúng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy khi phối hợp những hoạt chất này lại với nhau sẽ giúp tăng sinh khả dụng của từng chất lên nhiều lần [19] [20] [34]. Từ đó tạo ra một sản phẩm chức năng mới có ích cho cuộc chiến phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Đặc biệt hoạt chất piperine đã được chứng minh làm tăng sự tích lũy các hoạt chất khác khi phối hợp, giúp đào thải chậm và làm tăng hiệu lực [29] [34] [48]. Với những lí do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm hi vọng tạo ra một sản phẩm chức năng mới có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

    MỤC LỤC

    Mục lục i
    Danh mục bảng . v
    Danh mục hình . vi
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. Tổng quan tài liệu . 4
    1.1. Tổng quan về các hoạt chất nghiên cứu . 4
    1.1.1. Capsaicin 4
    1.1.1.1. Đặc điểm chung 4
    1.1.1.2. Dược tính và ứng dụng . 5
    1.1.2. Curcumin . 9
    1.1.2.1. Đặc điểm chung 9
    1.1.2.2. Dược tính và ứng dụng . 10
    1.1.3. Piperine 12
    1.1.3.1. Đặc điểm chung 12
    1.1.3.2. Dược tính và ứng dụng . 12
    1.1.4. Glycyrrhizin . 13
    1.1.4.1. Đặc điểm chung 13
    1.1.4.2. Dược tính và ứng dụng . 14
    1.1.5. Sự phối hợp giữa các hoạt chất . 16
    1.2. Thực phẩm chức năng và ung thư . 18
    1.2.1. Giới thiệu . 18
    1.2.2. Xu hướng mới trong nghiên cứu ung thư: hoạt chất tự nhiên 20
    1.2.3. Thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị ung thư . 23
    1.3. Tổng quan về nghiên cứu tác dụng dược lý . 26
    1.3.1. Mục đích 26
    1.3.2. Những yếu tố cơ bản trong nghiên cứu tác dụng dược lý [7] 27
    1.3.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng của động vật đối với hoạt chất
    nghiên cứu 27
    1.3.2.2. Cơ chế tác dụng dược lý của thuốc hoặc hoạt chất sinh học 28
    1.3.2.3. Chăm sóc, sinh sản và quản lý động vật thí nghiệm 29
    1.3.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý trên người [5] 31
    Chương 2. Vật liệu – Phương pháp 33
    2.1. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ 33
    2.1.1. Vật liệu 33
    2.1.2. Đối tượng thí nghiệm . 33
    2.1.3. Dụng cụ - thiết bị - hóa chất 33
    2.1.3.1. Dụng cụ . 33
    2.1.3.2. Thiết bị . 35
    2.1.3.3. Hóa chất 39
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 42
    2.2.1. Phương pháp tạo sản phẩm 42
    2.2.1.1. Phương pháp thu cao chiết . 42
    2.2.1.2. Phương pháp tạo bột cao nghệ, cao ớt, cao tiêu, cao cam thảo . 44
    2.2.1.3. Phương pháp thu cao chiết ớt đặc . 44
    2.2.1.4. Phương pháp đóng viên 45
    2.2.2. Phương pháp khảo sát độc tính sản phẩm 47
    2.2.2.1. Phương pháp khảo sát độc tố cấp tính . 47
    2.2.2.2. Phương pháp khảo sát độc tính bán trường diễn 49
    2.2.3. Phương pháp khảo sát tác dụng dược lý thực nghiệm . 50
    2.2.3.1. Phương pháp khảo sát tác dụng kháng ung thư in vitro 51
    a. Phương pháp giải đông, nuôi cấy, nhân dòng tế bào ung thư Hep G2 50
    b. Khảo sát tác dụng kháng ung thư bằng nhuộm trypan blue 52
    c. Khảo sát tác dụng kháng ung thư bằng nhuộm MTT . 53
    d. Phương pháp phân tích hình thái tế bào . 54
    2.2.3.2. Phương pháp khảo sát tác dụng tăng cường sức khỏe . 54
    2.2.3.3. Phương pháp khảo sát tác dụng kháng viêm . 55
    2.2.3.4. Phương pháp khảo sát tác dụng giảm đau . 56
    2.2.4. Phương pháp xử lý thống kê . 57
    Chương 3. Kết quả - Biện luận 58
    3.1. Kết quả tạo sản phẩm . 58
    3.1.1. Kết quả thu cao chiết . 58
    3.1.1.1. Kết quả thu cao chiết capsaicin – ớt 58
    3.1.1.2. Kết quả thu bột curcumin – nghệ 58
    3.1.1.3. Kết quả thu bột piperine- tiêu . 59
    3.1.1.4. Kết quả thu bột glycyrrhizin – cam thảo . 59
    3.1.2. Kết quả đóng viên 60
    3.2. Kết quả khảo sát độc tính . 60
    3.2.1. Kết quả khảo sát độc tố cấp tính . 60
    3.2.1.1. Kết quả bước 1 – thử nghiệm ở liều đơn 2000 mg/kg . 60
    3.2.1.2. Kết quả bước 2 – thử nghiệm ở liều đơn 5000 mg/kg . 61
    3.2.2. Kết quả khảo sát độc tính bán trường diễn 61
    3.3. Kết quả khảo sát tác dụng dược lý . 62
    3.3.1. Kết quả khảo sát tác dụng kháng ung thư in vitro . 62
    3.3.1.1. Kết quả khảo sát đường cong tăng trưởng của tế bào Hep G2 . 62
    3.3.1.2. Kết quả khảo sát tác dụng kháng ung thư bằng nhuộm trypan blue . 66
    3.3.1.3. Kết quả khảo sát tác dụng kháng ung thư bằng nhuộm MTT 69
    3.3.1.4. Kết quả phân tích hình thái tế bào . 72
    3.3.2. Kết quả khảo sát tác dụng tăng cường sức khỏe 73
    3.3.3. Kết quả khảo sát tác dụng kháng viêm 75
    3.3.4. Kết quả khảo sát khả năng giảm đau . 79
    Chương 4. Kết luận . 84
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...