Luận Văn Khảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotor ula sp trên môi trường bán rắn

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật. Công nghệ sinh học đã và đang trở thành một trong những ngành được quan tâm hàng đầu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Công nghệ sinh học phát triển nhanh chóng đang tạo ra một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, làm thay đổi phương thức sản xuất trong các ngành y dược, năng lượng khai khoáng và bảo vệ môi trường.
    Đối với Việt Nam, một đất nước nông nghiệp việc ứng dụng xử lý và tái chế các nguồn phế phụ phẩm từ động vật và thực vật trong các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, biến đổi những nguồn nguyên liệu rẻ tiền để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội.
    Vitamin A có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và vật nuôi. Nguồn nguyên liệu thực vật và vi sinh vật được xem là các nguồn cung cấp dồi dào sắc tố carotenoid nói chung và tiền vitamin A nói riêng. Và một trong rất ít giống nấm men có khả năng tổng hợp được sắc tố carotenoid trong đó chủ yếu là beta-caroten đó là Rhodotorula sp.
    Beta-caroten một hợp chất có hoạt tính sinh học cao có vai trò quan trọng đối với con người và động vật. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng tỷ lệ beta-caroten trong thức ăn gắn liền với việc giảm nguy cơ của nhiều căn bệnh ung thư, trẻ hóa làn da, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, Với những lợi ích như vậy, ứng dụng quá trình lên men bán rắn từ những phụ phẩm dồi dào và rẻ tiền của các ngành như công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, Đây cũng chính là mục tiêu của đề tài“Khảo sát điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắn”.

    1.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    - Lựa chọn ra môi trường bán rắn thích hợp nhất cho việc nuôi cấy nấm men đỏ Rhodotorula sp.
    - Tối ưu hóa các thành phần môi trường nuôi cấy.
    - Thử nghiệm sản xuất và kiểm tra hàm lượng beta-caroten trong chế phẩm từ nấm men đỏ Rhodotorula sp trên môi trường tối ưu.
    1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
    Khảo sát những điều kiện tối ưu cho sự phát triển của nấm men đỏ Rhodotorula sp trên môi trường bán rắn thông qua việc tận dụng các nguồn nguyên vật liệu phụ phẩm rẻ tiền từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp thực phẩm, để thu được lượng sinh khối cao nhất.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Phùng Tiến, (1972), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật.
    [2] Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, (2003), Vi sinh vật học, NXB Giáo Dục. [3] Vương Thị Việt Hoa,Công nghệ lên men, Tài liệu học tập.
    [4] Tạ Đăng Khoa, (2008), Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy nấm men Rhodotorula sp trên môi trường bán rắn để thu nhận Betacaroten, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh.
    [5] Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Chúc, Lê Văn Việt Mẫn (2001), Thực tập vi sinh vật học thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh.
    [6] Nguyễn Đức Lượng, (2000), .Công nghệ vi sinh vật_ tập 1, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
    [7] Nguyễn Đức Lượng, (2006), Cơ sở vi sinh vật công nghiệp_ tập 1, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chính Minh.
    [8] Nguyễn Đức Lượng – Phan Thị Huyền - Nguyễn Ánh Tuyết (2003), Thí nghiệm công nghệ sinh học (tập 2)
    T[I]hí nghiệm vi sinh vật, NXB Đại học Bách Khoa Tp. HCM.
    [9] Lê Văn Việt Mẫn, Lại Mai Hương, [I]Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm _NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
    [10] Nguyễn Thị Minh Nguyệt, (2001), [I]Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng tạo sinh khối từ rỉ đường mía của chủng nấm men phân lập từ lá hoa dâm bụt, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh.
    [11] Tôn Nữ Minh Nguyệt (2001), [I]Nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp carotenoid của nấm men Rhodotorula, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Bách Khoa ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
    [12] Lương Đức Phẩm, (2006), [I]Nấm men công nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật_Hà Nội.
    [13] Võ Viết Phi, (2005), [I]Nghiên cứu thu nhận Glucoamylaza từ nấm mốc Asoegillus Kawasakii, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Bách Khoa ĐHQG TpHCM.
    [14] Nguyễn Đình Thịnh, [I]Nghiên cứu thu nhận sinh khối nấm men Rhodotorula trên môi trường bán rắn, tạo chế phẩm thức ăn cho gia cầm, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Bách Khoa ĐHQG TpHCM.
    [B]TÀI LIỆU TIẾNG ANH.
    [15] C.Malisorn, W. Suntornsuk, [I]Optimization of b-carotene production by Rhodotorula glutinis DM28 in fermented radish brine, 2007[I], Bioresource Technology, Department of Microbiology, Faculty of Science, King Mongkut’s University of Technology Thonburi, Tungkru, Bangkok 10140, Thailand.
    [16] Joseph Hirschberg, Merav Cohen, Mark Harker, Tamar Lotan, Varda Mann and Iris Pecker, (1997), [I]Molecular genetics of the carotenoid biosynthesis pathway in plants and algae. Pure and Appl. Chem, Britain, Vol. 69, No. 10, pp. 2151 – 2158.
    [/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...