Tiến Sĩ Khảo sát địa danh ở Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Khảo sát địa danh ở Hà Tĩnh
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Lịch sử vấn đề 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
    5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
    6. Đóng góp của luận án 8
    7. Kết cấu luận án 9
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ VẤN ĐỀ ĐỊA DANH HÀ TĨNH 10
    1.1. Cơ sở lý thuyết 10
    1.1.1. Về khái niệm địa danh 10
    1.1.2. Vấn đề phân loại địa danh 12
    1.1.3. Về chức năng và nhiệm vụ của địa danh học 14
    1.1.4. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học 15
    1.2. Những vấn đề về địa bàn, địa danh Hà Tĩnh 16
    1.2.1. Một số nét về vị trí địa lý, địa hình, lịch sử, dân cư, ngôn ngữ và văn hoá 16
    1.2.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh Hà Tĩnh 34
    1.3. Tiểu kết Chương 1 41
    Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH HÀ TĨNH 43
    2.1. Giới thuyết chung về phương thức định danh và cấu tạo địa danh 43
    2.2. Mô hình cấu trúc địa danh 44
    2.2.1. Giới thuyết chung 44
    2.2.2. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Hà Tĩnh 47
    2.2.3. Quan hệ giữa thành tố chung (A) và thành tố riêng (B) 48
    2.3. Thành tố chung (A) và thành tố chung trong địa danh Hà Tĩnh 49
    2.3.1. Khái quát về thành tố chung 49
    2.3.2. Thành tố chung trong địa danh Hà Tĩnh 50
    2.4. Thành tố riêng (B) 69
    2.4.1. Giới thuyết chung 69
    2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thành tố riêng 70
    2.5. Tiểu kết Chương 2 90
    Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA ĐỊA DANH HÀ TĨNH 93
    3.1. Vấn đề và phương pháp xác định ý nghĩa của địa danh 93
    3.2. Đặc điểm ý nghĩa của địa danh Hà Tĩnh 98
    3.2.1. Phạm vi hiện thực mà địa danh phản ánh 98
    3.2.2. Các nhóm ý nghĩa trong địa danh Hà Tĩnh 99
    3.3. Tiểu kết Chương 3 151
    Chương 4: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC, SỰ BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRONG ĐỊA DANH HÀ TĨNH 153
    4.1. Nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh cư trú - hành chính 153
    4.1.1. Giới thuyết chung 153
    4.1.2. Những tên gọi cư trú hành chính cổ xưa 155
    4.1.3. Một số cứ liệu ngữ âm lịch sử qua mối quan hệ tên Nôm và tên Hán - Việt 160
    4.1.4. Sự biến đổi của địa danh cư trú - hành chính 163
    4.2. Nguồn gốc và sự biến đổi của các địa danh tự nhiên 167
    4.2.1. Về nguồn gốc 168
    4.2.2. Một vài cứ liệu ngữ âm lịch sử qua các tên gọi địa danh tự nhiên 169
    4.2.3. Sự biến đổi của địa danh tự nhiên 171
    4.3. Một số nét đặc trưng văn hóa biểu hiện trong địa danh Hà Tĩnh 178
    4.3.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 178
    4.3.2. Một số đặc trưng văn hóa thể hiện trong địa danh Hà Tĩnh 180
    4.4. Tiểu kết chương 4 201
    KẾT LUẬN 203
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 207

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Địa danh học là một lĩnh vực quan trọng mà nhiều ngành khoa học quan tâm. Trong ngôn ngữ học, địa danh học nghiên cứu tên và cách đặt tên các danh từ địa lí như tên tên sông, tên núi, tên làng và nhiều loại địa danh khác. Nghiên cứu địa danh không những làm sáng tỏ những vấn đề nội bộ của địa danh, mà còn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề chung của ngôn ngữ, nhất là đặc điểm ngôn ngữ tồn tại trong một vùng phương ngữ.
    1.2. Nghiên cứu địa danh sẽ góp phần vào việc soi sáng sự phát triển của tiếng Việt và của tiếng địa phương trong các lĩnh vực ngữ âm, từng vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp được phản ánh qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
    1.3. Địa danh một khu vực luôn tồn tại những mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại với những lĩnh vực như văn hóa, lịch sử, địa lý, dân cư, ngôn ngữ, v.v Vì thế, ngoài ý nghĩa đối với nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu địa danh còn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề khác như vừa nêu. Trong đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa tồn tại trong một vùng phương ngữ là nội dung quan trọng của việc nghiên cứu địa danh .
    1.4. Với những đặc điểm khá đặc biệt về vị trí địa lí, lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa, nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ mang lại kết quả có giá trị về nhiều mặt.
    Về mặt địa lí, lịch sử, Hà Tĩnh được xác nhận là vùng đất cổ, từng là biên giới phía nam của Đại Việt xưa kia. Lịch sử Hà Tĩnh tồn tại và phát triển song song cùng với lịch sử dân tộc. Địa danh là sản phẩm của một cộng đồng nhất định và ra đời một giai đoạn lịch sử cụ thể. Do đó, nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề của lịch sử nói chung và lịch sử vùng Nghệ Tĩnh nói riêng.
    Về ngôn ngữ, Hà Tĩnh là khu vực còn bảo lưu nhiều dấu vết của tiếng Việt cổ. Nghiên cứu địa danh khu vực này, sẽ giúp chúng ta thấy được rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ vừa nêu, vì địa danh được xem là “tấm bia hóa thạch của lịch sử”.
    Về văn hóa, Hà Tĩnh là khu vực có bề dày về ‘trầm tích” văn hóa, cùng với Nghệ An hình thành nên một vùng văn hóa vào loại đặc sắc của Việt Nam – văn hóa xứ Nghệ. Nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh góp phần làm “sống dậy” những giá trị văn hóa của địa bàn này.
    Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có liên quan như vậy, sẽ phác thảo được bức tranh tổng thể về địa danh Hà Tĩnh. Đến thời điểm này, chưa có công trình ngôn ngữ học nào nghiên cứu tổng thể về địa danh Hà Tĩnh. Là một người sinh ra và lớn lên tại địa phương, nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, chúng tôi đã chọn đề tài Khảo sát địa danh ở Hà Tĩnh làm đối tượng nghiên cứu.
    1.1. Địa danh học là một lĩnh vực quan trọng trong ngôn ngữ học. Nghiên cứu địa danh không những làm sáng tỏ những vấn đề nội bộ của địa danh, mà còn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề chung của ngôn ngữ, nhất là đặc điểm ngôn ngữ tồn tại trong một vùng phương ngữ.
    1.2. Nghiên cứu địa danh sẽ góp phần vào việc soi sáng sự phát triển của tiếng Việt và của tiếng địa phương trong các lĩnh vực ngữ âm, từng vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp được phản ánh qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
    1.3. Địa danh bao giờ cũng có những mối quan hệ gắn bó, những ảnh hưởng tác động qua lại với văn hóa, lịch sử, địa lý, dân cư, ngôn ngữ nơi nó tồn tại. Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có liên quan đó sẽ phác thảo được bức tranh toàn cảnh về cơ cấu và sự giao thoa giữa các yếu tố có ảnh hưởng lẫn nhau trên một vùng đất, từ quá khứ đến hiện tại. Vì thế, ngoài ý nghĩa đối với nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu địa danh còn làm sáng tỏ một số vấn đề khác như: địa lí, lịch sử. Đặc biệt, nghiên cứu địa danh cũng góp phần nghiên cứu văn hóa một vùng lãnh thổ, một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
    1.4. Địa danh Hà Tĩnh là một khu vực chứa đầy tiềm năng, với những giá trị có ý nghĩa về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, xã hội, .nhất là về mặt ngôn ngữ.
    Về mặt lịch sử, Hà Tĩnh được xác nhận là vùng đất cổ, từng là biên giới phía nam của Đại Việt xưa kia. Lịch sử Hà Tĩnh tồn tại và phát triển song song cùng với lịch sử dân tộc. Địa danh là sản phẩm của một cộng đồng nhất định và ra đời một giai đoạn lịch sử cụ thể. Do đó, nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề của lịch sử nói chung và lịch sử vùng Nghệ Tĩnh nói riêng.
    Về mặt ngôn ngữ, Hà Tĩnh là khu vực còn bảo lưu nhiều dấu vết của tiếng Việt cổ. Nghiên cứu địa danh khu vực này, sẽ giúp chúng ta thấy được rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ vừa nêu, vì địa danh được xem là “tấm bia hóa thạch của lịch sử”.
    Về mặt văn hóa, Hà Tĩnh là khu vực có bề dày về ‘trầm tích” văn hóa, cùng với Nghệ An hình thành nên một vùng văn hóa vào loại đặc sắc của Việt Nam – văn hóa xứ Nghệ. Nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh góp phần làm “sống dậy” những giá trị văn hóa của địa bàn này.
    Đến thời điểm này, chưa có công trình ngôn ngữ học nào nghiên cứu tổng thể về địa danh Hà Tĩnh. Là một người sinh ra và lớn lên tại địa phương, nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, chúng tôi đã chọn đề tài Khảo sát địa danh ở Hà Tĩnh làm đối tượng nghiên cứu.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    - Mục đích của đề tài là nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi địa danh, những nét đặc trưng văn hóa gắn với địa danh Hà Tĩnh.
    - Thông qua việc miêu tả và phân tích địa danh Hà Tĩnh, luận án hướng tới mục đích làm sáng tỏ mối quan hệ giữa địa danh và các lĩnh vực liên quan như: lịch sử, địa lí, dân tộc, khảo cổ, văn hóa .
    - Trong điều kiện cho phép, trên cơ sở thành công của luận án, từ những cứ liệu được thu thập, thống kê, tiếp tục đi sâu nghiên cứu sẽ là cơ sở để xây dựng cuốn từ điển địa danh Hà Tĩnh.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về địa danh có liên quan đến quá trình nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh. Đó là các vấn đề thuộc về lý thuyết định danh như định nghĩa về địa danh, cách phân loại địa danh, mô hình cấu trúc địa danh
    - Điền dã, khảo sát thực tế hệ thống địa danh ở Hà Tĩnh thuộc các loại hình, đối tượng địa lý khác nhau được phân bố và tồn tại trong phạm vi địa bàn toàn tỉnh.
    - Thống kê, mô tả và phân tích cứ liệu để rút ra những nhận xét về mặt cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc ngôn ngữ và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh Hà Tĩnh.
    - Ở một số nội dung cần thiết, Lluận án sẽ tiến hành so sánh (một số khía cạnh) đặc điểm của địa danh Hà Tĩnh với địa danh các vùng khác đã được nghiên cứu, đặc biệt là địa danh Nghệ An vốn có quan hệ gắn bó về nhiều mặt với địa danh địa bàn nghiên cứu, nhằm khái quát các đặc điểm riêng của địa danh ở Nghệ Tĩnh - xứ Nghệ.

    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của đề tài là nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh trên các mặt: đặc điểm về cấu tạo, phương thức định danh gắn với những đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố cũng như đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa qua mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử, địa lý, tiếng địa phương. Đồng thời, qua biểu hiện các thành tố văn hóa chúng ta nhận ra sự ảnh hưởng, giao thao giữa ngôn ngữ với văn hóa và lịch sử ở vùng đất Hà Tĩnh.
    Thông qua việc miêu tả và phân tích địa danh, luận án sẽ chỉ ra những yếu tố hình thành nên đặc điểm của địa danh Hà Tĩnh. Đó là những yếu tố địa hình, lịch sử, dân cư, văn hóa và ngôn ngữ. Trên cơ sở kết quả khảo sát và phân tích các đặc điểm của đối tượng, luận án góp phần nghiên cứu địa danh ở Hà Tĩnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, một vấn đề tuy đã có những công trình nghiên cứu nhưng vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần được khai thác. Trong điều kiện cho phép, những cứ liệu được thu thập, thống kê sẽ là cơ sở để xây dựng cuốn từ điển địa danh Hà Tĩnh.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về địa danh có liên quan đến quá trình nghiên cứu địa danh Hà Tĩnh. Đó là các vấn đề thuộc về lý thuyết định danh như định nghĩa về địa danh, cách phân loại địa danh Các phương thức, cách thức định danh mang tính phổ biến và cụ thể cũng sẽ được nghiên cứu kỹ để làm cơ sở cho việc tìm hiểu những đặc điểm chính của địa danh.
    - Điền dã, khảo sát thực tế hệ thống địa danh thuộc các loại hình, đối tượng địa lý khác nhau được phân bố và tồn tại trong phạm vi địa bàn toàn tỉnh. Thống kê, mô tả và phân tích cứ liệu để rút ra những nhận xét về mặt cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc ngôn ngữ và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh cũng như mối quan hệ của nó với các yếu tố địa lý, lịch sử dân cư và văn hóa. Từ đó, khái quát được bức tranh địa danh vùng này trong sự giao thoa giữa ngôn ngữ với văn hóa và lịch sử.
    - Ở một số nội dung cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đặc điểm của địa danh Hà Tĩnh với địa danh các vùng khác đã được nghiên cứu, đặc biệt là địa danh Nghệ An vốn có quan hệ gắn bó về nhiều mặt với địa danh địa bàn nghiên cứu, nhằm khái quát các đặc điểm riêng của địa danh ở Nghệ Tĩnh - xứ Nghệ.
    3. Lịch sử vấn đề
    3.1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
    Trên thế giới việc nghiên cứu địa danh đã xuất hiện từ rất lâu. Sách lịch sử, địa lý của Trung Quốc không những ghi chép địa danh mà còn chỉ ra cách đọc, ý nghĩa, vị trí, diễn biến và quy luật của tên gọi. Đầu thời Đông Hán (32 - 92 Sau Công Nguyên), Ban Cố đã ghi chép hơn 4.000 địa danh (một số được giải thích rõ ý nghĩa và nguồn gốc). Đến thời Bắc Nguỵ (380 - 535) Lịch Đạo Nguyên viết “Thuỷ kinh chú sớ” trong đó ghi chép hơn ba vạn địa danh.
    Cuối thế kỷ XIX, ở phương Tây môn địa danh học chính thức ra đời. Năm 1872, J.J. Eghi (Thụy Sỹ) viết Địa danh học và năm 1903, J.W.Nagl (Người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm Địa danh học. Những năm 90 của thế kỷ XIX và 20 năm đầu của thế kỷ XX, uỷ ban địa danh ở các nước được thành lập: Uỷ ban địa danh nước Mỹ (BGN - 1890), Uỷ ban địa danh Thụy Điển (1902), Uỷ ban địa danh nước Anh (1919) Thời kỳ đầu các nhà địa danh học quan tâm đến khảo cứu nguồn gốc địa danh. Bắt đầu từ thế kỷ XX, J.Gillénon (1854 - 1926) đã viết Atlat ngôn ngữ Pháp, nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học. A.Dauzat (1926 - Pháp) đã viết Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh đề xuất phương pháp địa lý học để nghiên cứu niên đại của địa danh.
    Ngày nay, địa danh học phổ thông nghiên cứu tổng hợp các nguyên lý cơ bản về địa danh. Các vấn đề như: sự xuất hiện, quy luật phát triển, mối quan hệ với lịch sử, địa lý . của địa danh đã được tập trung nghiên cứu. Một hướng nghiên cứu địa danh khác là gắn địa danh học với địa chí học. Hướng nghiên cứu này, địa danh được xem xét trong sự liên đới với điều kiện lịch sử - địa lý trong một khu vực. Địa danh học còn được nghiên cứu về cách đọc, cách viết, cách dịch, tiêu chuẩn hoá có mục đích thực tiễn. Ngoài ra địa danh học còn vận dụng phương pháp phân tích bản đồ để nghiên cứu sự phân bố địa danh. Như vậy, có thể thấy, trong ngôn ngữ học hiện đại, địa danh được nghiên cứu với nhiều nội dung, nhiều phương pháp khác nhau. Điều đó cho thấy, nghiên cứu địa danh là một nghành quan trọng trong ngôn ngữ học nói chung.
    Đi đầu và đạt nhiều thành tựu trong việc xây dựng hệ thống lý luận là các nhà địa danh học Xô viết. Hàng loạt những công trình về địa danh học đã ra đời vào những năm 1960. Một số công trình tiêu biểu như E.M.Murzaev với Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học, I.U.A.Kapenko Bàn về địa danh học đương đại, A.V.Nhikonov với Dẫn luận địa danh học (1965); G.P.Xmolixkaja và M.V. Gorbanhexki với Địa danh Matxcơva Hai công trình được cho là trình bày một cách tổng hợp và toàn diện về địa danh là: Những nguyên lý của địa danh học và Địa danh học là gì của A.V. Supenranxkaja. Trong đó công trình Địa danh học là gì có giá trị lớn trong việc phát triển của ngành địa danh học. Ngoài ra còn có một số công trình khác nghiên cứu về địa danh ở Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc trong đó các công trình của Dauzat [151] và Rostaing [152] là tiêu biểu.
    3.2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
    Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh cũng đã có từ lâu, nhưng trước đây chỉ mới đề cập ở góc nhìn địa lý - lịch sử, địa chí, . nhằm tìm hiểu đất nước, con người. Đến năm 1960 một số công trình bước đầu nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ hoặc tiếp cận địa danh kiểu khoa học liên ngành. Bắt đầu từ những năm của thập kỷ 70 - thế kỷ trước, các vấn đề nghiên cứu địa danh và lý luận về địa danh học mới được quan tâm một cách đích thực.
    Với bài nghiên cứu công bố cách đây 40 năm, “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông”, Hoàng Thị Châu 22 được coi như là một trong những người cắm cột mốc đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới cách nhìn ngôn ngữ học ở Việt Nam. Những công trình tiếp theo của bà cũng nghiên cứu địa danh theo hướng này, nhưng đi sâu vào phương ngữ nhiều hơn. Luận án Phó tiến sĩ (sau đó được phát triển thành chuyên luận) của Lê Trung Hoa 53 là chuyên khảo đầu tiên về địa danh ở một địa phương, địa danh thành phố Hồ Chí Minh. Công trình này đã dựa vào những cứ liệu ngôn ngữ học xác đáng và đạt được những thành công đáng kể về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn của việc nghiên cứu địa danh. Tiếp sau cũng là một luận án Phó tiến sĩ Khảo sát địa danh thành phố Hải Phòng của Nguyễn Kiên Trường 130; tác giả Từ Thu Mai Nghiên cứu địa danh Quảng Trị 87; tác giả Trần Văn Dũng Nghiên cứu địa danh Đắc Lắc; tác giả Phan Xuân Đạm với luận án Khảo sát các địa danh ở Nghệ An. Cả năm công trình này đã có những đóng góp đáng trân trọng khi tiếp cận vấn đề địa danh học dưới cách nhìn ngôn ngữ học, cung cấp một cách khá toàn diện về địa danh ở những địa bàn đã khảo sát. Trong đó, các công trình của Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường đã trở thành những công trình “tiêu biểu”, làm “cơ sở” cho việc nghiên cứu địa danh những vùng miền khác. Ngoài ra còn có một số công trình khác của Nguyễn Văn Âu 7, 8 đã hệ thống hóa một cách ngắn gọn lý thuyết địa danh và một số vấn đề địa danh học Việt Nam. Tiếp theo các tác giả Trần Thanh Tâm - Huỳnh Đình Kết 109 đã tiến hành thống kê một số lượng khá lớn các địa danh ở Việt Nam. Hai tác giả này cũng đã đưa ra những tiêu chí phân loại về địa danh thế giới nói chung và địa danh Việt Nam nói riêng (chúng tôi sẽ trình bày ở mục phân loại địa danh). Các công trình của tác giả Đinh Xuân Vịnh 143 và tác giả Bùi Thiết [121] đã chọn lọc và đưa vào công trình của mình một số lượng địa danh khá lớn, chủ yếu là những địa danh lịch sử văn hóa


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Dương Văn An (1997), Ô Châu cận lục (bản dịch nghĩa của Viện nghiên cứu Hán Nôm), Nxb Khoa học Xã hội.
    2. Đào Duy Anh (1957), Hán - Việt từ điển, Trường Thi xuất bản, Sài Gòn.
    3. Mai Anh (2003), “Cần thận trọng hơn trong việc viết tên các địa danh nước ta”, Tạp chí Ngôn ngữ (10), tr. 78 - 80.
    4. Toan Ánh (1999), Làng xóm Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
    5. Nguyễn Quang Ân (1997), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945-1997, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
    6. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Nguyễn Văn Âu (1993), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    8. Ban chấp hành Đảng bộ Can Lộc (1990), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Can Lộc.
    9. Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
    10. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hóa Thông tin.
    11. Nguyễn Nhã Bản, Trịnh Như Thùy (1999), “Về địa danh Hội An”, Tạp chí Ngôn ngữ (6), tr. 11 - 17.
    12. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), Ngô Văn Cảnh, Phan Xuân Đạm, Nguyễn Thế Kỷ (2001), Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh (trên dẫn liệu ngôn ngữ), Nxb Nghệ An.
    13. Đặng Duy Báu (chủ biên, 2000), Lịch sử Hà Tĩnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Hoàng Trọng Canh (2001), Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tỉnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
    15. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh về một khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    16. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    17. Nguyễn Tải Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    18. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    19. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    20. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    21. Đỗ Hữu Châu (1998), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    22. Hoàng Thị Châu (1966), “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên riêng”, Thông báo Khoa học Văn học - Ngôn ngữ, 1964 -1965, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 94 -106.
    23. Hoàng Thị Châu (1998), Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    24. Nguyễn Đổng Chi (1963), Hát giặm Nghệ Tĩnh, tập I (thượng), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    25. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (1963), Hát giặm Nghệ Tĩnh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    26. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa.
    27. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    28. Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgíc và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    29. Lê Văn Diễn, Nghi Xuân địa chí, Trần Sĩ Tịnh dịch, Bản chữ Hán và bản chép tay, Thư viện Hà Tĩnh.
    30. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    31. Trần Trí Dõi (2000), “Về địa danh Cửa Lò”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3), tr. 43 - 46.
    32. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
    33. Phạm Đức Dương (1998), “Một khu vực lịch sử văn hóa”, 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học, tr. 83 - 187.
    34. Phạm Đức Dương (1998), 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    35. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    36. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
    37. Nguyễn Dược, Trung Hải (2001), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    38. Trần Mạnh Đàn, Đức Thọ phủ phong thổ ký, Thanh Minh dịch, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh.
    39. Thái Kim Đỉnh (2001), Làng cổ Hà Tĩnh, tập 1, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh.
    40. Michel Ferlus (1997), “Những sự không hài hòa thanh điệu trong tiếng Việt Mường và những mối liên quan lịch sử của chúng”. Tạp chí Ngôn ngữ (3), tr. 14 - 23.
    41. Condominas Georges (1999), Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Ngọc Hà, Thanh Hằng dịch, Hồ Hải Thụy hiệu đính, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
    42. Lê Gia (1997), Tiếng nói nôm na, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
    43. Ninh Viết Giao (1993), Hát phường vải, Nxb Nghệ An.
    44. Nguyễn Thiện Giáp (1993), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    45. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    46. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1997), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    47. Evans Grant (chủ biên, 2001), Bức khảm văn hóa châu Á tiếp cận nhân học, Cao Xuân Phổ dịch, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    48. Haudricourt AG (1991), “Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (1), tr. 23 - 30.
    49. Nguyễn Quang Hà, Trần Hoàng, Mai Khắc Ứng, Phạm Hồng Việt, Nguyễn Đức Vũ (2002), Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    50. Dương Thúc Hạp (2004), An Tỉnh sơn thủy Vinh, Võ Hồng Huy dịch, chú thích, hiệu đính và giới thiệu, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh xuất bản.
    51. Nguyễn Thu Hằng (2001), “Bước đầu tìm hiểu các đặc điểm của tên chùa Hà Nội”, Tạp chí Ngôn ngữ (15), tr. 44 - 47.
    52. Hippolyte Le Breton (1936), An Tỉnh cổ lục, Nguyễn Đình Khang dịch. Bản đánh máy lưu hành tại Thư viện tỉnh Nghệ An.
    53. Lê Trung Hoa (1991), Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    54. Lê Trung Hoa (2000), “Nghĩ về công việc của người nghiên cứu địa danh”, Tạp chí Ngôn ngữ (8), tr. 1 - 6.
    55. Lê Trung Hoa (2002), “Các phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu địa danh”, Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr. 8 - 11
    56. Lê Trung Hoa (2003), Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (địa danh thành phố Hồ Chí Minh), Nxb Khoa học Xã hội, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
    57. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
    58. Nguyễn Quang Hồng (1981), “Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hóa tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...