Báo Cáo Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường trên địa

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
    DANH MỤC HÌNH
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 1
    I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN- 1
    I.1. Cơ sở pháp lý thực hiện đề tài 1
    I.2. Sự cần thiết thực hiện đề tài 1
    II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- 2
    IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU- 3
    V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU- 3
    VI. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI 3
    VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN- 3
    VII.1. Cơ quan chủ trì đề tài 3
    VII.2. Đơn vị thực hiện đề tài 3
    VII.3. Các cơ quan hỗ trợ thực hiện 4
    CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. 5
    I.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- 5
    I.1.1. Vị trí địa lý 5
    I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 5
    I.1.3. Đặc điểm khí hậu, chế độ thủy văn 6
    I.2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN- 7
    I.2.1. Tài nguyên đất 7
    I.2.2. Tài nguyên khoáng sản 10
    I.2.3. Tài nguyên nước. 10
    I.2.4. Tài nguyên nhân văn, cảnh quan môi trường. 11
    I.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN ĐẠ TẺH 11
    I.3.1. Lợi thế. 11
    I.3.2. Hạn chế. 12
    I.4. NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẠ TẺH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12
    I.4.1. Những biến động về phát triển kinh tế trong những năm qua. 12



    I.4.2. Những biến động về phát triển xã hội trong những năm qua. 17
    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 22
    II.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN- 22
    II.1.1. Chất lượng không khí và tiếng ồn 22
    II.1.2. Tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đối với sức khỏe cộng đồng. 27
    II.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC- 27
    II.2.1. Hiện trạng cấp và sử dụng nước. 27
    II.2.2. Đánh giá các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường nước. 28
    II.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước. 43
    II.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP- 56
    II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất 56
    II.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường đất huyện Đạ Tẻh 59
    II.3.3. Tình hình sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp 62
    II.4. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN- 62
    II.4.1. Nguồn gốc, phân loại và thu gom chất thải rắn 62
    II.4.2. Tình hình xử lý chất thải rắn 66
    II.4.3. Tác động do chất thải rắn đến hệ sinh thái và sức khỏe của cộng đồng. 67
    II.5. Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học- 69
    II.5.1. Hiện trạng rừng. 69
    II.5.2. Hiện trạng đa dạng sinh học. 71
    II.6.3. Hiện trạng tác động của con người lên rừng và đa dạng sinh học tại huyện Đạ Tẻh 73
    II.6. THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG- 74
    II.6.1. Tình hình thiên tai, sự cố môi trường. 74
    II.6.2. Công tác phòng chống, khắc phục thiên tai và sự cố môi trường. 75
    CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐẠTẺH 80
    III.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐẠ TẺH 80
    III.1.1. Đánh giá nguồn lực bảo vệ môi trường của Phòng TN & MT huyện Đạ Tẻh 80
    III.1.2. Thi hành Luật bảo vệ môi trường. 81
    III.1.3. Công tác quản lý tài nguyên môi trường. 81
    III.2. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO 83
    III.2.1. Mục tiêu 83
    III.2.2. Nội dung và giải pháp thực hiện 84
    CHƯƠNG IV: XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG 86




    IV.1. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG- 86
    IV.1.1. Yêu cầu và phương pháp đánh giá. 86
    IV.1.2. Tổng hợp các vấn đề môi trường chính tại địa phương. 86
    IV.2. SẮP XẾP ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG- 89
    CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ƯU TIÊN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 91
    V.1. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG- 91
    V.1.1. Chương trình hoàn chỉnh hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn 91
    V.1.2. Chương trình hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước tại khu vực đô thị và các vùng phụ cận 93
    V.1.3. Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 95
    V.1.3.1. Mục tiêu 95
    V.1.4. Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi 96
    V.1.5. Chương trình phục hồi và quản lý rừng. 97
    V.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP- 99
    V.2.1. Các giải pháp kỹ thuật chính 99
    c1. Đối với các cơ sở chăn nuôi heo 108
    c2. Đối với các cơ sở giết mổ 109
    V.2.2. Các giải pháp hỗ trợ 110
    V.3. LỰA CHỌN VÀ PHÁC THẢO CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN- 114
    CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 118
    VI.1. Kết luận- 118
    VI.1.1. Hiện trạng chất lượng môi trường. 118
    VI.1.2. Các giải pháp ưu tiên thực hiện tại huyện Đạ Tẻh 118
    VI.2. Kiến nghị 119
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC





    MỞ ĐẦU
    I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN I.1. Cơ sở pháp lý thực hiện đề tài[TL1] - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 về các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
    - Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường.
    - Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, trong đó đã xác định 09 vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.
    I.2. Sự cần thiết thực hiện đề tài Huyện Đạ Tẻh là huyện thành lập vào năm 1986 trên cơ sở được tách ra từ huyện Đạ Huoai. Huyện Đạ Tẻh là huyện nằm ở phía Tây – Nam tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc và Đông giáp huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Huoai; phía Tây giáp huyện Cát Tiên; phía Nam giáp huyện Tân Phú – Đồng Nai. Huyện Đạ Tẻh cách thành phố Đà Lạt 180 km về phía Nam của tỉnh Lâm Đồng. Huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh nằm cách thị xã Bảo Lộc 45 km về hướng Tây và cách thị trấn Ma Đa Gui – huyện Đa Huoai 15 km về hướng Bắc.
    Từ khi được thành lập, Đạ Tẻh trở thành vùng kinh tế mới cho người dân từ khắp mọi miền đất nước về làm ăn sinh sống. Chủ yếu là cấy lúa, trồng mía, trồng điều và hồ tiêu. Dân số toàn huyện gồm 10 xã và 1 thị trấn là 47.948 người. Trong đó dân tộc Kơho-Mạ gần 4.000 và dân tộc Tày từ Cao Bằng, Lạng Sơn chuyển đến hơn 8.000.
    Đạ Tẻh hiện là vùng canh tác lúa trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Cây lúa ở Đạ tẻh chiếm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp của địa phương. Để phá thế độc canh, huyện đã đưa vào sản xuất nông nghiệp nhiều loại cây trồng khác nhau có giá trị kinh tế cao; trong đó đáng chú ý là cây dâu tằm và cây tiêu. Việc phát triển cây lúa nói riêng và các loại cây trồng trong nông nghiệp nói chung ở Đạ Tẻh nhờ một phần rất lớn vào hệ thống thủy lợi.
    Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 52.419,65 ha chiếm 5,36% diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng, nhưng trong đó diện tích rừng tự nhiên là 37.387,92 ha, chiếm 71,32% diện tích toàn huyện. Hầu hết ở cửa rừng, ven rừng đều có dân sinh sống, đời sống còn khó khăn nên họ thường lên rừng khai thác lâm sản phụ và các sản phẩm của rừng như: mây, tre, nứa, lồ ô . để bán nhằm cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, các đối tượng khai thác gỗ trái phép hoạt động ngày một tinh vi hơn, một số người dân do thiếu đất (hoặc muốn mở rộng đất canh tác) lại tùy tiện phát rừng làm rẫy . nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn.
    Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa phát triển vượt bậc, chỉ mới hình thành các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư nên ngành công nghiệp đóng góp không đáng kể vào GDP của huyện. Định hướng đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 36%, công nghiệp – xây dựng chiếm 36%, nông – lâm nghiệp chiếm 28%; tỉ lệ huy động nộp ngân sách đạt 5 – 6% GDP vào năm 2010 và 7 – 8% năm 2015 và 11 – 12% năm 2020. Hiện tại, huyện cũng đã định hướng xây dựng các cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích lên 64ha, bao gồm:cụm công nghiệp - TTCN ở khu phố 9 - thị trấn Đạ Tẻh: 44ha (tổng diện tích khu công nghiệp: 44ha, dự kiến đến năm 2010, lấp đầy 30% tổng diện tích); cụm công nghiệp - TTCN ở Đạ Lây: 10 ha; cụm công nghiệp - TTCN ở Đạ Kho (thôn 4, 6 ,7): 10 ha.
    Quá trình phát triển kinh tế xã hội bên cạnh những tác động tích cực như tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16%, GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 9,42 triệu đồng, tăng 1,36 triệu so với năm 2006 còn gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và sức khoẻ của người dân như vấn đề rác thải chưa được thu gom triệt để, ô nhiễm tại các bãi rác; suy giảm chất lượng nước mặt do hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp; vấn đề ô nhiễm không khí, tiếng ồn từ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, khu thương mại tập trung, cơ sở sản xuất chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, ô nhiễm do chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân, rác nông nghiệp, bệnh viện vẫn chưa được xử lý triệt để. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến nguy cơ ô nhiễm sông suối, ao hồ, ô nhiễm nước ngầm do phải tiếp nhận nước thải không qua xử lý từ các khu vực nông nghiệp, nước thải sinh hoạt từ khu vực tập trung đông dân cư như thị trấn Đạ Tẻh. Ngoài ra, việc phát triển kinh tế xã hội còn dẫn đến các vấn đề về tình trạng quá tải của hệ thống cấp nước và thoát nước, vệ sinh môi trường nông thôn không được quan tâm đúng mức. Do đó, để đảm bảo phát triển KT-XH bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, việc thực hiện dự án “Khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường và đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đạ Tẻh” là rất cần thiết, làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường trên địa bàn huyện.
    [HR][/HR]
    [TL1]Xem lại, lượt bớt các căn cứ pháp lý không cần thiết (không cần thiết nhiều căn cứ giống như lập ĐTM).





    II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI- Đánh giá hiện trạng môi trường tại các khu vực đô thị hoá, cơ sở sản xuất, khu vực khai thác khoáng sản, khu vực sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, khu du lịch, bãi chôn lấp rác, từ đó xác định các vấn đề môi trường cấp bách trên địa bàn huyện.
    - Đề xuất các giải pháp và dự án ưu tiên để bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đạ Tẻh.
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học có liên quan đến huyện Đạ Tẻh.
    - Phương pháp điều tra khảo sát trọng điểm.
    - Phương pháp đánh giá của chuyên gia
    - Phương pháp đánh giá nhanh.
    - Phương pháp xác định các vấn đề môi trường.
    - Phương pháp lấy mẫu, khảo sát ngoài thực địa.
    - Phương pháp điều tra xã hội học.
    - Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
    IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU- Phạm vi khu vực nghiên cứu: huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng
    - Đối tượng nghiên cứu: hiện trạng tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng.
    V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU- Thu thập, kế thừa, tổng hợp, phân tích các tài liệu, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và tình hình phát triển KTXH.
    - Điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng tài nguyên và môi trường huyện Đạ Tẻh.
    - Đo đạc bổ sung các thông số ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm: quan trắc hóa lý môi trường không khí, hiện trạng chất lượng nước, đất, chất thải rắn.
    - Đánh giá hiện trạng và xác định các vấn đề môi trường cấp bách để từ đó đề xuất ra các giải pháp và dự án ưu tiên bảo vệ môi trường huyện Đạ Tẻh.
    VI. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...