Luận Văn Khảo sát đặc điểm lâm sàng và siêu âm doppler động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tăng huyết áp (THA) là một bệnh tim mạch phổ biến hiện nay và đang trở thành vấn đề sức khoẻ trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ[6]. Tần suất bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng cả các nước phát triển và đang phát triển. Trên thế giới tỷ lệ tăng huyết áp 8-18% dân số thay đổi từ các nước châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu- Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%. Ở Việt Nam tần suất tăng huyết áp ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển. Các số liệu thống kê điều tra tăng huyết áp ở Việt Nam cho thấy: năm 1960 chiếm 1% dân số, năm 1982 là 1,9% và năm 1992 tăng lên 11,79% dân số và năm 2002 ở miền bắc là 16,3%[ trang 2 khuyến cáo tM]. Ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn tuổi (trên 18 tuổi) theo định nghĩa của JNC VI là khoảng 30% dân số và trên một nữa dân số sau 50 tuổi có tăng huyết áp[6][8].
    Tăng huyết áp đóng vai trò bệnh sinh chủ yếu trong hình thành bệnh lý mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, suy thận và là yếu tố nguy cơ rất cao đối với các mạch máu não gây ra tai biến mạch máu não (TBMMN). Tai biến mạch máu não gây ra tổn thương thực thể và rối loạn chức năng não tương ứng trên lâm sàng ở hai thể: nhồi máu não và xuất huyết não. Ở các nước Âu Mỹ, nhồi máu não chiếm 80% số tai biến mạch máu não còn ở nước ta khoảng 60%. Nguyên nhân phổ biến nhất của nhồi máu não là do tắc nghẽn mạch gây ra bởi xơ vữa động mạch (XVĐM). Đa số các cục nghẽn xuất phát từ xơ vữa động mạch cảnh (ĐMCa) chung chỗ phân chia[10].
    Xơ vữa động mạch là một bệnh lý thầm lặng tiến triển suốt cả đời người. Về phương diện giải phẫu bệnh thì sự dày lên lớp nội trung mạc (IMT: intima media thickness) của hệ thống động mạch nói chung và của động mạch cảnh nói riêng ở bệnh nhân (BN) người lớn tuổi là một hình thức tiến triển của xơ vữa động mạch, tổn thương này hiện diện rất sớm và là thước đo có giá trị trong việc dự đoán trước bệnh lý mạch vành và mạch não trong tương lai.
    Từ đầu những thập niên 80, nhiều nghiên cứu đã chứng minh về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ khác nhau của xơ vữa động mạch với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh. Siêu âm doppler động mạch cảnh là một test thăm dò không xâm nhập, an toàn dể thực hiện, nó giúp phát hiện và chẩn đoán sớm tổn thương xơ vữa động mạch, với đầu dò ≥ 7,5 MHz cho phép quan sát và đo được bề dày lớp nội trung mạc cũng như các tổn thương xơ vữa động mạch có kích thước nhỏ ở ngoài sọ [21],[23]ü.
    Trên thế giới có nhiều nghiên cứu bệnh lý mạch máu bằng siêu âm. Ở Việt Nam có ít đề tài nghiên cứu lâm sàng và siêu âm động mạch cảnh trên bệnh nhân tăng huyết áp.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Khảo sát đặc điểm lâm sàng và siêu âm doppler động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp" với mục tiêu nghiên cứu:
    1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình thái, vị trí tổn thương xơ vữa, bề dày và chỉ số trở kháng của động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp từ 45 tuổi trở lên.
    2. Khảo sát mối liên quan một số các yếu tố nguy cơ (tuổi, giới, béo phì, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, huyết áp,giai đoạn mạch máu não ) với mức độ tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân này.
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tổng quan tăng huyết áp 3
    1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp . 3
    1.1.2. Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam và trên Thế giới 3
    1.1.3. Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp . 3
    1.1.4. Tăng huyết áp và nguy cơ bệnh tim mạch 5
    1.2. Tổng quan xơ vữa động mạch 6
    1.2.1. Giải phẫu bệnh của tổn thương xơ vữa động mạch 6
    1.2.2. Cơ chế sinh xơ vữa động mạch . 9
    1.2.3. Các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch . 11
    1.3. Tổng quan động mạch cảnh ngoài sọ . 13
    1.3.1. Cấu trúc thành động mạch bình thường . 13
    1.3.2. Giải phẫu động mạch cảnh vùng ngoài sọ 15
    1.4. Các kỹ thuật thăm dò động mạch não . 16
    1.4.1. Kỹ thuật thăm dò xâm nhập 16
    1.4.2. Kỹ thuật thăm dò không xâm nhập . 17 1.5. Các nghiên cứu siêu âm động mạch cảnh . 23
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    2.1. Đối tượng nghiên cứu: . 25
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
    2.3. Các tham số nghiên cứu 25
    2.3.1. Tuổi và phân nhóm tuổi . 25
    2.3.2. Giới 25
    2.3.3. Thói quen hút thuốc lá . 25
    2.3.4. Hoạt động thể lực . 25
    2.3.5. Chỉ số khối cơ thể 26
    2.3.6. Đo vòng bụng . 26
    2.3.7. Huyết áp động mạch 27 2.3.8. Phân loại lâm sàng bệnh mạch máu não theo Natali Thenevet 27
    2.3.9. Sinh hoá máu . 28
    2.3.10. Chỉ số khối cơ tim thất trái 30
    2.3.11. Chỉ số Sokolow – Lyon 30
    2.4. Siêu âm động mạch cảnh . 30
    2.4.1. Phương tiện khảo sát và chuẩn bị bệnh nhân . 30
    2.4.2. Vị trí khảo sát 30
    2.4.3. Đánh giá hình ảnh tổn thương động mạch cảnh qua đối chiếu giữa siêu âm và giải phẫu bệnh 31
    2.5. Khảo sát huyết động bằng chỉ số trở kháng 33
    2.6. Xử lý số liệu 33
    2.6.1. Cách tính trung bình và độ lệch chuẩn . 33
    2.6.2. Tính hệ số tương quan 33
    2.6.3. Xác lập đường thẳng hồi quy . 34
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
    3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 35
    3.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh lý mạch máu não theo Natali Thevenet của đối tượng nghiên cứu . 37
    3.3. Kết quả siêu âm Doppler động mạch cảnh . 38
    3.3.1. Hình ảnh tổn thương 38
    3.3.2. Tổn thương động mạch cảnh và yếu tố nguy cơ . 40
    3.4. Mối tương quan giữa tổn thương động mạch cảnh với các yếu tố nguy cơ 47
    3.4.1. Bề dày nội trung mạc động mạch cảnh với huyết áp tâm thu . 47
    3.4.2. Kích thước mảng vữa động mạch cảnh với huyết áp tâm thu . 48
    3.4.3. Chỉ số trở kháng động mạch cảnh với huyết áp tâm thu 48
    3.4.4. Bề dày nội trung mạc động mạch cảnh với chỉ số khối cơ thất trái 49
    3.4.5. Kích thước mảng vữa động mạch cảnh với chỉ số khối cơ thất trái 49
    3.4.6. Bề dày nộ trung mạc động mạch cảnh với cholesterol máu 50
    3.4.7. Kích thước mảng vữa động mạch cảnh với cholesterol máu . 50
    Chương 4: BÀN LUẬN 51
    4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh mạch máu não theo Natali Thevenet 51
    4.2. Kết quả siêu âm Doppler động mạch cảnh . 51
    4.2.1. Bề dày lớp nội trung mạc . 51
    4.2.2. Mảng xơ vữa . 53 4.2.3. Chỉ số trở kháng 55
    4.3. Tổn thương động mạch cảnh và các yếu tố nguy cơ . 56
    4.3.1. Tổn thương động mạch cảnh và lâm sàng bệnh mạch máu não 56
    4.3.2. Tổn thương động mạch cảnh và tuổi . 57
    4.3.3. Tổn thương động mạch cảnh và huyết áp động mạch . 59
    4.3.4. Tổn thương động mạch cảnh và phì đại thất trái 61 4.3.5. Tổn thương động mạch cảnh và rối loạn lipid máu . 63
    KẾT LUẬN . 67
    KIẾN NGHỊ 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...