Thạc Sĩ Khảo sát đặc điểm di truyền liên quan đến tính kháng thuốc và độc lực của các chủng Streptococcus su

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 30/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Bích Tuyền Dương, 30/12/12
    Chỉnh sửa cuối: 30/12/12
    MỞ ĐẦU

    Streptococcus suis gây ra hàng loạt các bệnh trên người và heo như viêm
    màng não, nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc, viêm phổi và viêm khớp. Tại Việt
    Nam, tình hình nhiễm Streptococcus suis ở người đang có xu hướng gia tăng trong
    những năm gần đây, chủ yếu tập trung tại những khu vực chăn nuôi heo. Đồng thời
    với phát triển chăn nuôi trong nông nghiệp, kháng sinh được sử dụng một cách rộng
    rãi nhưng chưa được quản lý chặt chẽ. Do đó, tính kháng thuốc trên các chủng phân
    lập từ heo sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ở người.
    Mặt khác, không phải chủng nào trên heo cũng gây bệnh cho người. Quá
    trình sinh bệnh của Streptococcus suis phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố độc lực và
    yếu tố vật chủ. Tại Việt Nam, chưa có khảo sát nào so sánh độc lực giữa các chủng
    phân lập từ người với các chủng phân lập từ heo.
    Chính vì vậy, với mong muốn hiểu rõ hơn về tình hình kháng thuốc và các
    yếu tố độc lực, tôi đã thực hiện đề tài:
    “Khảo sát đặc điểm di truyền liên quan đến tính kháng thuốc và độc lực của các chủng Streptococcus suis serotype 2 phân lập từ bệnh nhân và heo tại Việt Nam”.
     Mục tiêu nghiên cứu
    ư Khảo sát tính kháng thuốc và cơ chế kháng của các chủng Streptococcus suis
    phân lập từ bệnh nhân và heo.
    ư Khảo sát các gen độc lực của Streptococcus suis, từ đó biết được kiểu gen
    thường gây bệnh cho người và heo đang lưu hành tại Việt Nam.
    Mục tiêu phụ:
    So sánh tính kháng thuốc và đặc điểm di truyền của các chủng Streptococcus
    suis phân lập từ người và heo nhằm khảo sát sự tương đồng giữa các chủng.
     Ý nghĩa đề tài
    ư Cung cấp những thông tin về tình hình kháng thuốc, từ đó góp phần vào quá
    trình phòng và điều trị bệnh nhiễm Streptococcus suis ở người và heo.
    ư Hiểu thêm về bệnh học nhiễm S. suis trên người và heo.
    ư Ngoài ra, đề tài cũng một phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc
    lây nhiễm Streptococcus suis ở người từ heo bệnh hay heo khỏe mang trùng.

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC BẢNG . vii
    DANH MỤC HÌNH . viii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Giới thiệu chung về Streptococcus suis 3
    1.1. Phân loại 3
    1.2. Dịch tễ học . 4
    1.2.1. Con đường lây nhiễm . 4
    1.2.2. Tình hình nhiễm S. suis trên heo . 5
    1.2.3. Tình hình nhiễm S. suis ở người trên thế giới và tại Việt Nam 5
    1.3. Các yếu tố độc lực . 7
    1.3.1. Polysaccharide vỏ nang 7
    1.3.2. Suilysin 8
    1.3.3. Protein phóng thích muramidase (muramidase released protein –
    MRP) và yếu tố protein ngoại bào (extracellular protein factor – EF) . 9
    1.3.4. Hệ thống truyền tín hiệu hai thành phần SalK/SalR 11
    1.4. Quá trình sinh bệnh của S. suis . 14
    1.4.1. Khu trú tại đường hô hấp trên và xâm nhập vào tế bào biểu mô của
    ký chủ . 14
    1.4.2. Tồn tại trong máu và lan tràn đến các cơ quan 16
    1.4.3. Xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và gây viêm màng não 17
    1.5. Kháng sinh và vi khuẩn kháng kháng sinh . 17
    Trang ii
    Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Thanh Tòng
    1.5.1. Kháng sinh . 17
    1.5.2. Cơ chế tác động của kháng sinh 18
    1.5.3. Vi khuẩn kháng kháng sinh . 18
    1.5.4. Các cơ chế kháng đối với tetracyclin ở Streptococcus . 20
    1.5.5. Các cơ chế kháng đối với erythromycin ở Streptococcus 21
    1.6. Điều trị và phòng bệnh . 21
    1.6.1. Điều trị . 21
    1.6.2. Các biện pháp phòng ngừa bệnh và dịch bệnh 21
    2. Vật liệu và phương pháp 23
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
    2.2. Cách bố trí thí nghiệm 23
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu . 24
    2.3.1. Kỹ thuật kháng sinh đồ . 24
    2.3.1.1.Nguyên tắc 24
    2.3.1.2.Hóa chất dùng trong kỹ thuật kháng sinh đồ 24
    2.3.1.3.Dụng cụ và thiết bị dùng trong kỹ thuật kháng sinh đồ 25
    2.3.1.4.Các bước tiến hành kỹ thuật kháng sinh đồ 26
    2.3.2. Phương pháp tách chiết DNA theo kit Promega 26
    2.3.2.1.Nguyên tắc tách chiết 26
    2.3.2.2.Hóa chất tách chiết 27
    2.3.2.3.Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong tách chiết 27
    2.3.2.4.Các bước tiến hành tách chiết 27
    2.3.3. Phương pháp multiplex PCR (Polymerase Chain Reaction) 28
    2.3.3.1.Khảo sát sự hiện diện của các gen qui định tính kháng
    tetracycline và erythromycin bằng multiplex PCR 30
    2.3.3.2.Khảo sát mối liên hệ giữa gen kháng tetracyclin tet(M) và
    transposon Tn916 bằng PCR 32
    2.3.3.3.Khảo sát sự hiện diện của các yếu tố độc lực bằng multiplex
    PCR . 34
    Trang iii
    Luận văn thạc sĩ HVTH: Nguyễn Thanh Tòng
    2.3.3.4.Khảo sát sự hiện diện của các biến thể mrp 36
    2.3.3.5.Khảo sát sự hiện diện của hệ thống truyền tín hiệu hai thành
    phần SalK/SalR 37
    2.3.4. Phương pháp giải trình tự . 38
    2.3.4.1.Tinh sạch sản phẩm khuếch đại . 38
    2.3.4.2.Giải mã trình tự nucleotide 39
    3. Kết quả và thảo luận 43
    3.1. Tình hình kháng kháng sinh của các chủng S. suis 2 43
    3.2. Các gen kháng kháng sinh 46
    3.2.1. Các gen qui định tính kháng tetracyclin 46
    3.2.2. Các gen qui định tính kháng erythromycin 49
    3.3. Các yếu tố độc lực . 50
    3.3.1. Các gen độc lực cps2J, epf, mrp và sly 50
    3.3.2. Các biến thể của gen mrp 52
    3.3.3. So sánh trình tự của hai biến thể epf mới với epf626 . 53
    3.3.4. Hệ thống truyền tín hiệu hai thành phần SalK/SalR 54
    3.3.5. Tổ hợp về các gen độc lực của chủng S. suis 2 55
    4. Kết luận và đề nghị 57
    4.1. Kết luận . 57
    4.2. Đề nghị 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 59
    PHỤ LỤC 64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...