Báo Cáo Khảo sát cơ bản về tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh bình định

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    A. GIỚI THIỆU . .6
    B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
    I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU .7
    II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 7
    1. Chọn mẫu định lượng .7
    2. Chọn mẫu định tính . 8
    3. Thu thập thông tin thứ cấp 9
    C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
    PHẦN I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ 9
    I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG .9
    1. Các thể chế và quan hệ giữa các thể chế quản lý nhà nước về môi
    trường .9
    2. Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường . .12
    3. Công tác kiểm tra, giám sát về nước sạch và vệ sinh môi trường .12
    4. Công tác lưu trữ và báo cáo định kỳ .14
    5. Công tác tập huấn và truyền thông .16
    6. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể 17
    7. Kết quả thực hiện các chỉ số cơ bản về môi trường năm 2009 .18
    8. Công tác quy hoạch . 22
    9. Nhận xét chung về công tác quản lý nhà nước đối với NS&VSMT . .23
    II. Thực trạng của các dự án cung cấp nước tập trung, xử lý rác thải, nước
    thải và vệ sinh môi trường tại vùng dự án . 25
    1. Đối với lĩnh vực cung cấp nước tập trung .25
    2. Đối với lĩnh vực xử lý rác . 29
    3. Đối với lĩnh vực nước thải . .31
    PHẦN II. ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH . .32
    I. MÔ TẢ NGƯỜI TRẢ LỜI VÀ HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT .32
    1. Đặc điểm người trả lời .32
    2. Đặc điểm hộ gia đình 33
    II. NƯỚC SINH HOẠT . .35
    1. Thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay của các hộ dân cư . 36

    1.1. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ dân không dùng
    nước máy .36
    1.2. Thực trạng nguồn nước hiện nay của các hộ có nước máy 37
    2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng . 38
    2.1. Chất lượng nước uống 38
    2.2. Chất lượng nước nấu ăn . .39
    2.3. Chất lượng nước tắm rửa 39
    3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp . .41
    3.1. Chất lượng nước giếng đào 41
    3.2. Chất lượng nước giếng khoan .42
    3.3. Chất lượng nước máy 45
    4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước 46
    5. Các biện pháp xử lý nước trước khi dùng .47
    6. Mức nước sử dụng của hộ gia đình .49
    7. Đánh giá dịch vụ cung cấp nước máy cho hộ gia đình 49
    8. Nhận thức của người dân về lý do không sử dụng nước máy 53
    9. Nhận thức của người dân ở những nơi chưa có nước máy . 53
    III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .55
    1. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường
    của các hộ dân cư .55
    1.1. Tình hình xử lý rác thải của các hộ dân cư . .55
    1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư 56
    1.3. Các vấn đề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư .57
    2. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác, nước thải và vệ
    sinh môi trường, dịch bệnh .58
    2.1. Đánh giá của người dân về tình hình rác thải, nước thải và vệ
    sinh môi trường nói chung . .58
    2.2. Đánh giá ảnh hưởng của rác, nước thải và vệ sinh môi trường đối
    với sức khỏe phân theo 6 huyện, 12 xã. 60
    3. Đánh giá sự cần thiết về việc sử dụng các dịch vụ thu gom rác và
    mức độ sẵn sàng tham gia của các hộ dân cư 60
    3.1. Sự cần thiết của dịch vụ thu gom rác 60
    3.2. Mức độ sẵn sàng tham gia dịch vụ thu gom rác của người dân . .61
    4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát .62
    4.1. Các dịch vụ thu gom rác hiện có tại địa phương .62
    4.2. Đánh giá của người dân trong vùng khảo sát về các dịch vụ hiện
    có .63

    5. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vệ
    sinh môi trường 65
    5.1. Thực trạng công tác truyền thông tại các địa bàn khảo sát . 65
    5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động . .66
    PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH .68
    I. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH 68
    1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội 68
    1.1. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước và sử
    dụng nước hợp vệ sinh. . 68
    1.2. Cần có cơ chế thống nhất việc phát triển các công trình cấp nước
    tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi trong quá trình quản
    lý, vận hành công trình cũng như việc lồng ghép các nguồn vốn có
    hiệu quả .68
    1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nông
    thôn, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc sử dụng nước hợp vệ sinh 69
    2. Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch 70
    2.1. Trước khi triển khai dự án cung cấp dịch vụ nước sạch cần có sự
    tham khảo ý kiến của người dân về các chỉ báo cơ bản. .70
    2.2. Trong quá trình thực hiện và quản lý dự án, cần có sự kiểm tra
    chặt chẽ và thường xuyên cải thiện, nâng cao chất lượng nước cung
    cấp 70
    II. ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ RÁC VÀ THU GOM RÁC THẢI, XỬ LÝ NƯỚC THẢI . .71
    1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường
    thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực .71
    2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi
    hành vi của người dân. 72
    3. Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất
    lượng dịch vụ thu gom rác thải 73
    4. Đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất: 74
    III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG NƯỚC
    SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG .74
    1. Chính sách ngắn hạn 74
    2. Chính sách dài hạn . .74

    PHỤ LỤC

    A. GIỚI THIỆU

    Bình Định là một trong những địa phương nghèo và có mật độ dân số cao. Mặc dù điều
    kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể trong những năm
    qua, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn và đang đối mặt với nhiều thách
    thức ngày càng tăng lên về môi trường. Nước sạch, xử lý chất thải rắn, nước thải là
    những vấn đề chính về môi trường ở nông thôn mà chính quyền và người dân đang rất
    quan tâm hiện nay. Với 6 huyện trong vùng khảo sát thì trừ Tây Sơn là huyện trung du,
    các huyện còn lại (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, và An Nhơn) đều là những
    huyện đồng bằng và huyện ven biển. Do vậy, nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm
    mặn là khá phổ biến. Mặt khác, việc sử dụng bừa bãi các nguồn nước ngầm, và sự
    nhiễm bẩn nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và chất thải sinh hoạt của
    dân cư với mật độ ngày càng cao là những tác nhân chính làm cho môi trường bị ô
    nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
    Mục đích chính của cuộc khảo sát này là:
    1. Mô tả định lượng về tình trạng hiện nay của vùng dự án liên quan đến:
    o Các vấn đề nước sinh hoạt, rác thải, nước thải, và vệ sinh môi trường;
    o Mức độ cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường hiện nay;
    o Mức độ nhận thức về các vấn đề liên quan đến nước sinh hoạt và vệ sinh môi
    trường;
    o Khả năng và sự sẵn sàng của người dân trong việc chi trả cho các dịch vụ nước
    sinh hoạt và vệ sinh môi trường đã được cải thiện.
    2. Mô tả năng lực của các cơ quan nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ, gồm cả
    các tổ chức tư nhân, trong công tác thực thi chương trình, dự án cũng như công tác
    vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của dự án.
    3. Xây dựng các chỉ số cơ bản cho từng kết quả dự kiến của khung logic để làm cơ sở
    sau này so sánh với các thành tựu mà dự án đạt được, bao gồm các chỉ số đối với
    các cơ quan phụ trách về quy hoạch, thiết kế, thực thi các hệ thống cấp nước nông
    thôn và các hệ thống quản lý rác thải rắn được tăng cường; và các chỉ số về nâng
    cao nhận thức trong việc sử dụng nước ăn uống an toàn và bảo vệ nguồn nước cũng
    như việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom và xử lý chất thải rắn.
    Báo cáo tổng hợp bao gồm 4 hợp phần chính. Trước hết, báo cáo sẽ trình bày phương
    pháp nghiên cứu, bao gồm cả các cách tiếp cận, phương pháp thu thập và phân tích dữ
    liệu. Tiếp đến, báo cáo sẽ phân tích thực trạng các dự án cung cấp nước sạch tập trung,
    thu gom rác, bãi rác, và các dự án vệ sinh môi trường khác, các cơ quan quản lý nhà
    nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực trên. Trong phần này,
    một số lĩnh vực liên quan đến công tác kế hoạch, thực thi, giám sát, theo dõi dự án, lưu
    trữ dữ liệu, các chương trình tập huấn và sử dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ được tìm hiểu.
    Phần tiếp đến trình bày các đặc điểm của hộ gia đình, thực trạng sử dụng các nguồn
    nước, xử lý rác, và các lĩnh vực vệ sinh môi trường khác, nhận thức của người dân về
    các vấn đề trên, khả năng và mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ cung cấp nước sạch
    tập trung và thu gom chất thải rắn được tăng cường trong tương lai. Dựa trên các kết
    quả phân tích trên, phần cuối cùng sẽ đề xuất các chính sách về nước và vệ sinh môi
    trường.

    B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    I. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
    Cuộc khảo sát được tiến hành từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận đầu
    tiên và quan trọng nhất là từ các bên có liên quan, gồm: Bên thụ hưởng: hộ gia đình; Bên
    cung ứng: các công trình cấp nước, thu gom rác và vệ sinh môi trường; Bên quản lý nhà
    nước: các cơ quan quản lý nhà nước; Bên hỗ trợ: các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội,
    cộng đồng. Cách tiếp cận tiếp theo là thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, gồm:
    Bản hỏi định lượng và thảo luận nhóm hộ gia đình; Bản thu thập thông tin các cơ quan,
    tổ chức và phỏng vấn sâu các cá nhân có vai trò quan trọng; Các báo cáo, tư liệu thứ
    cấp; và Các quan sát thực địa. Cuối cùng, cuộc khảo sát được tiếp cận từ nhiều cấp,
    theo chiều dọc và theo chiều ngang: cá nhân, cộng đồng, xã, huyện, tỉnh, và các tổ chức
    đồng cấp tương ứng.

    II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
    1. Chọn mẫu định lượng
    Yêu cầu của công tác chọn mẫu là (1) vừa phản ảnh được thực trạng sử dụng nguồn nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường của hộ gia đình nông thôn, (2) vừa đánh giá được chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch tập trung và thu gom rác ở nông thôn hiện nay trong điều kiện mà số hộ gia đình có sử dụng các dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ. Công tác chọn mẫu được thực hiện theo 2 giai đoạn.
    Giai đoạn 1: Chọn điểm khảo sát (đơn vị chọn là xã/thị trấn). Mỗi huyện sẽ chọn 2 xã/thị trấn. Mỗi xã/thị trấn sẽ chọn 2 thôn. Tổng cộng, có 24 thôn của 12 xã/thị trấn thuộc 6 huyện được chọn để khảo sát.
    Bước 1: Chọn xã/thị trấn khảo sát với tiêu chí dựa vào tình trạng nguồn nước sử dụng và xử lý rác thải hiện nay, mức độ cung ứng dịch vụ nước và xử lý rác thải: tốt, không tốt, chưa có (đối với những điểm chưa có dịch vụ thì xác định thêm tiêu chí: cụm dân cư tập trung, đường giao thông), và nhu cầu bức thiết. Quá trình lựa chọn xã/thị trấn được tham vấn và thống nhất với lãnh đạo các địa phương, nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. Danh sách các xã/thị trấn được trình bày trong bảng 1.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...