Thạc Sĩ Khảo sát chính sách cổ tức của một số công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
    1.1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
    1.1.1 Các hạn chế pháp lý
    Hầu hết các quốc gia đều có luật điều tiết chi trả cổ tức của một doanh nghiệp. Về cơ bản,
    các luật này quy định như sau:
    Hạn chế suy yếu vốn:
    Không thể dùng vốn của một doanh nghiệp để chi trả cổ tức. Ở một số quốc gia, vốn
    được định nghĩa chỉ bao gồm mệnh giá của cổ phần thường, trong khi ở một số quốc gia
    khác, vốn được định nghĩa bao gồm cả mệnh giá và thặng dư vốn.
    Hạn chế lợi nhuận ròng:
    Theo hạn chế này, đòi hỏi một doanh nghiệp phải có phát sinh lợi nhuận trước khi được
    phép chi trả cổ tức tiền mặt. Điều này ngăn cản các chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu
    của họ và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp.
    Hạn chế mất khả năng thanh toán:
    Điều khoản này quy định rằng một công ty mất khả năng thanh toán có thể không chi trả
    cổ tức tiền mặt. Khi một công ty mất khả năng thanh toán, nợ nhiều hơn tài sản. Chi trả
    cổ tức sẽ cản trở các trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp
    và vì vậy bị ngăn cấm.
    1.1.2.Các điều khoản hạn chế
    Các điều khoản hạn chế này nằm trong các giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, thỏa
    thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản, và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi.
    Về cơ bản, các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả.
    Đôi khi, các điều khoản này có thể quy định không thể chi trả cổ tức cho đến khi nào
    lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được một mức ấn định nào đó.
    Ngoài ra, các yêu cầu về quỹ dự trữ để (thanh toán nợ), quy định rằng một phần nào đó
    của dòng tiền phải được dành để trả nợ, đôi khi cũng hạn chế việc chi trả cổ tức.
    Việc chi trả cổ tức cũng bị ngăn cấm nếu vốn luân chuyển (tài sản lưu động trừ nợ
    ngắn hạn) hay tỉ lệ nợ hiện hảnh của doanh nghiệp không cao hơn một mức định sẵn
    nào đó.
    1.1.3. Các ảnh huởng của thuế
    Khi quyết định chi trả cổ tức, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệch giữa thuế
    suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức. Khi thuế thu nhập cá nhân đánh trên
    thu nhập cổ tức cao hơn thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn dài hạn thì các công ty có
    khuynh hướng giữ mức cổ tức thấp để các cổ đông có thể nhận được một phần lớn hơn tỷ
    suất sinh lợi trước thuế dưới hình thức lãi vốn nghĩa là làm tăng tỷ suất sinh lợi sau thuế
    của cổ đông.
    Tuy nhiên, các quy định của cơ quan thuế ngăn cấm các doanh nghiệp giữ lại một lượng
    lợi nhuận quá cao để bảo vệ các cổ đông khỏi chi trả thuế trên phần cổ tức nhận được.
    Nếu cơ quan thuế kết luận doanh nghiệp đã tích lũy dư thừa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ
    phải chịu một khoản thuế phạt rất nặng trên phần thu nhập này và đương nhiên cơ quan
    thuế phải chứng minh cho kết luận của mình. Cơ quan thuế thường nghi ngờ một số
    công ty hơn các công ty khác, ví dụ: các doanh nghiệp thường xuyên chi trả cổ tức thấp,
    các doanh nghiệp có khối lượng lớn tiền mặt và chứng khoán thị trường
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...