Luận Văn Khảo sát chỉ số mắt cá chân – cánh tay ở bệnh nhân bệnh động mạch vành

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Xơ vữa động mạch là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến giường mạch máu toàn cơ thể. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 5,8 triệu trường hợp mới mắc bệnh động mạch vành. Tỉ lệ BTNĐMCD thay đổi tùy nghiên cứu, từ 4,6 – 29%[SUP](4,7,10)[/SUP]. Những bệnh nhân BTNĐMCD không triệu chứng có tỉ lệ tử vong tương đương những người có triệu chứng[SUP](2)[/SUP]. Nhiều nghiên cứu ngoài nước đã cho thấy tỉ lệ bệnh động mạch vành (BĐMV) ở bệnh nhân bệnh tắc nghẽn động mạch chi dưới (BTNĐMCD) từ 27 – 40%[SUP](5,9)[/SUP], và ngược lại ở những bệnh nhân BĐMV, tỉ lệ BTNĐCD cũng khá cao, gần 40%[SUP](1,2)[/SUP]. Những nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số mắt cá chân – cánh tay (Ankle – Brachial Index, ABI) làm tiêu chuẩn chẩn đoán BTNĐMCD. Hiện nay ở Việt Nam, một số cơ sở đã bắt đầu sử dụng ABI như một khảo sát không xâm lấn để sàng lọc những bệnh nhân nguy cơ cao BTNĐMCD, nhưng những nghiên cứu về ABI còn rất ít, và hầu hết tiến hành trên bệnh nhân đái tháo đường. Vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát chỉ số ABI ở bệnh nhân bệnh động mạch vành.
    BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Thiết kế nghiên cứu
    Cắt ngang mô tả
    Mục tiêu nghiên cứu
    Khảo sát chỉ số mắt cá chân – cánh tay ở bệnh nhân bệnh động mạch vành nhập viện.
    Dân số nghiên cứu
    Bệnh nhân nhập khoa Tim Mạch Can Thiệp – bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2008 đến tháng 12/2008.
    Tiêu chuẩn chọn bệnh
    Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh động mạch vành qua chụp mạch vành cản quang có hẹp mạch vành có ý nghĩa (hẹp>50% đường kính mạch vành).
    Tiêu chuẩn loại trừ
    Bệnh nhân đã đoạn chi, bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
    Phương pháp thu thập số liệu
    Thu thập số liệu dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn, được thiết kế dựa trên các nghiên cứu tương tự ở nước ngoài, đo ABI bằng máy Dopper cầm tay (Microdop) với đầu dò 8 MHz.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bertomeu V, Morillas P et al (2008). Prevalence and prognostic influence of peripheral arterial disease in patients >or=40 years old admitted into hospital following an acute coronary event, Eur J Vasc Endovasc Surg, 36(2):189-96.
    2. Dieter RS, Tomasson J, Gudjonsson T, Brown RL, Vitcenda M, Einerson J, et al (2003). Lower extremity peripheral arterial disease in hospitalized patients with coronary artery disease, Vasc Med, 8(4):233 - 236.
    3. Đặng Vạn Phước, Võ Thành Nhân (2003). Can thiệp mạch vành cấp cứu trong nhồi máu cơ tim cấp, Kỷ yếu tóm tắt báo cáo khoa học Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 4-2003.
    4. Gofin R, Kark JD, Friedlander Y, Lewis BS, Witt H, Stein Y, et al (1987). Peripheral vascular disease in a middle-aged population sample. The Jerusalem Lipid Research Clinic Prevalence Study, Isr J Med Sci,23(3):157 - 67.
    5. Hasimu B, Li J, Nakayama T, Yu J, Yang J, Li X, et al (2006). Ankle brachial index as a marker of atherosclerosis in Chinese patients with high cardiovascular risk, Hypertens Res, 29(1):23 - 8.
    6. Hayoz D, Bounameaux H, Canova CR (2005). Swiss Atherothrombosis Survey: a field report on the occurrence of symptomatic and asymptomatic peripheral arterial disease, J Intern Med, 258(3):238-43.
    7. Hirsch AT, Criqui MH, Treat-Jacobson D, Regensteiner JG, Creager MA, Olin JW et al (2001). Peripheral Arterial Disease Detection, Awareness, and Treatment in Primary Care, JAMA, 286:1317-1324.
    8. Hirsch AT, Haskal ZJ et al (2006). Management of patients with peripheral arterial disease, Circulation, 113(11): e463-654.
    9. Li XY, Wang J, He Y, Fan L (2003). The relation between peripheral arterial occlusive disease and cardiovascular diseases in elderly population: a cross-section study in Wanshoulu area, Beijing, Zhonghua Yi Xue Za Zhi, 83(21):1847 - 1851.
    10. Meijer WT, Hoes AW, Rutgers D, Bots ML, Hofman A, Grobbee DE (1998), Peripheral arterial disease in the elderly: The Rotterdam Study, Arterioscler Thromb Vasc Biol,18(2):185-92.
    11. Murabito JM, Evans JC, Larson MG, Nieto K, Levy D, et al (2003). The Ankle-Brachial Index in the Elderly and Risk of Stroke, Coronary Disease, and Death.The Framingham Study, Arch Intern Med, 163:1939 - 1942.
    12. Papamichael CM, Lekakis JP, Stamatelopoulos KS, Papaioannou TG, Alevizaki MK, Cimponeriu AT (2000). Ankle-Brachial Index as a Predictor of the Extent of Coronary Atherosclerosis and Cardiovascular Events in Patients With Coronary Artery Disease. Am J Cardiol, 86:615- 618.
    13. Prineas RJ, Harland WR, Janzon L, Kannel W (1982). Recommendations for use of non-invasive methods to detect atherosclerotic peripheral arterial disease--in population studies. American Heart Association Council on Epidemiology, Circulation, 65(7):1561A - 1566A.
    14. Pujia A, Gnasso A, Mancuso G, Spagnuolo M, Cosco C, Cortese C (1993). Asymptomatic arteriopathy of the lower limbs. Prevalence and risk factors in a population of southern Italy, Minerva Cardioangiol, 41(4):133 - 138.
    15. Selvin E, Erlinger TP (2004), Prevalence of and Risk Factors for Peripheral Arterial Disease in the United States, Circulation, 110:738 - 743.
    16. Sritara P, Sritara C, Woodward M, Wangsuphachart S, Barzi F, Hengprasith B (2007). Prevalence and risk factors of peripheral arterial disease in a selected Thai population, Angiology, 58(5):572 - 578.
    17. Trần Bảo Nghi (2005). Khảo sát vai trò của ABI trong chẩn đoán bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường, www.thongnhathospital.org.vn/nckh/2005_42_HNKH.pdf
    18. Võ Thị Dễ (2000). Khảo sát chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay bằng kỹ thuật Doppler, Luận văn thạc sĩ y học.
     
Đang tải...