Khảo sát chất lượng và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học môn Hóa học ở trường trung học cơ sở

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: V2010 - 03 (Đề tài cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: CN. Cao Thị Phương Chi
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
    ThS. Trần Yến Mai
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 09 năm 2010 / tháng 09 năm 2011

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học (TBDH), tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lí giáo dục”. Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về TBDH nhưng những đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ khái niệm, vai trò, hướng dẫn sử dụng TBDH, nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Gần đây có đề tài B2006 - 37 - TĐ của TS. Phạm Văn Nam đưa ra được các tiêu chí đánh giá TBDH. Nhưng áp dụng nó vào đánh giá một TBDH một môn học cụ thể như TBDH môn Hóa học thì còn là một khoảng trống. Với tất cả các lí do trên chúng tôi chọn đề tài với tên Khảo sát chất lượng và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học môn Hóa học ở trường THCS.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH môn hóa học ở trường THCS từ đó đề xuất và kiến nghị việc trang bị và sử dụng TBDH môn Hóa học ở trường THCS.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:

    - Tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH bộ môn Hoá học ở trường THCS.

    - Bộ phiếu hỏi về chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH bộ môn Hóa học ở trường THCS.

    - Tổ chức khảo sát chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH môn Hóa học.

    - Phân tích số liệu đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH môn Hóa học.

    - Đề xuất, kiến nghị việc trang bị và sử dụng TBDH môn Hóa học THCS.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Nghiên cứu yêu cầu đổi mới PPDH môn Hóa học THCS.

    - Nghiên cứu chất lượng và việc sử dụng TBDH Hoá học ở trường THCS hiện nay.

    - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THCS Hà nội vùng nội thành và ngoại thành, Tỉnh Miền núi Lao Cai, Tỉnh miền trung du Phú Thọ.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu; 2/ Phương pháp khảo sát, điều tra; 3/ Phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận
    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Hệ thống thiết bị dạy học Hóa học THCS
    1.3. Dạy và học Hóa học ở trường THCS
    1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học Hóa học ở trường THCS

    Phần 2. Khảo sát chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH Hóa học ở trường THCS
    2.1. Khái quát về khảo sát
    2.2. Kết quả khảo sát

    Phần 3. Đề xuất danh mục thiết bị dạy học mở môn Hóa học THCS
    3.1. Với thiết bị thay thế
    3.2. Thiết bị dạy học bổ sung mới
    3.3. Thiết bị dạy học tự làm

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã hệ thống các khái niệm về TBDH, TBDH Hóa học, chất lượng TBDH Hóa học, Hiệu quả sử dụng TBDH Hóa học. Đề tài cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng TBDH Hóa học ở trường THCS.

    Đề tài đã đề xuất một danh mục thiết bị dạy học Hóa học mở (mở ở đây được hiểu là một danh mục TBDH Hóa học trong đó có cả TBDH tối thiểu đã được sửa đổi sau khi nghiên cứu, TBDH cho những trường có điều kiện, TBDH tự làm), đồng thời đưa ra một số định hướng làm cơ sở cho việc trang bị cũng như sử dụng TBDH Hoá học ở trường THCS.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Về cơ sở lí luận: Đề tài đã đưa ra chỉ ra được các khái niệm của TBDH, khái niệm chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH Hóa học. Đồng thời cũng phân tích rõ hệ thống TBDH Hóa học ở trường THCS, yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của việc sử dụng TBDH để từ đó đề xuất được các nhóm tiêu chí để đánh gía chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng TBDH Hóa học ở trường THCS, cho ra một bộ công cụ phiếu hỏi để khảo sát thực tế các trường THCS.

    Về thực tiễn khảo sát: Đề tài đã khảo sát đánh giá được một số trường ở Hà Nội, Phú Thọ và Lào Cai và cũng đã phân tích được mặt mạnh, mặt yếu của chất lượng của từng loại hình TBDH Hóa học. Đề tài cũng đã tìm hiểu và đánh giá được hiệu quả sử dụng từng loại hình TBDH Hóa học ở trường THCS, từ tần xuất sử dụng, kĩ năng sử dụng, phương pháp sử dụng của GV. Từ đó đưa ra nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TBDH Hóa học như:

    - Về cơ sở vật chất trang bị đủ PHBM, phòng thí nghiệm cho các trường đủ cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt mỗi trường phải có một phòng chứa hóa chất riêng đảm bảo vệ sinh an toàn học đường.

    - Về con người: có cán bộ chuyên trách thiết bị có đủ trình độ trợ giúp cho GV trong chuẩn bị TBDH, trong bảo quản và công tác TBDH.

    - Về công tác quản lí nên có chế tài về công tác quản lí việc sử dụng TBDH, có nhưng công cụ hỗ trợ quản lí như phần mềm quản lí TBDH .

    Một số hạn chế của đề tài: Do nguồn kinh phí và nhân lực có hạn nên đề tài mới chỉ bước đầu đánh giá được một lượng nhỏ TBDH ở một số trường trong khuôn khổ tài chính cho phép. Vì thế kết quả còn nhiều hạn chế và chắc vẫn còn nhiều điều chưa đánh giá hết được về chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng TBDH Hóa học ở trường THCS.

    Khuyến nghị

    Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo:

    - Bộ Giáo dục cần có tăng cường về có sở vật chất như phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm cho các trường THCS. Phòng chứa hóa chất riêng, bổ sung danh mục tối thiểu các dụng cụ thí nghiệm đảm bảo vệ sinh học đường như tủ hốt khí độc, tủ chứa các chất dễ bay hơi .

    - Xây dựng mẫu TBDH còn chưa có mẫu (4 băng đĩa liệt kê trong báo cáo tổng kết)

    - Xây dựng các chương trình bổi dưỡng PPDH tích cực cho GV hàng năm. Xây dựng chương trình nhân viên thiết bị dạy học

    - Đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo hướng coi trọng thực hành

    - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH đối với các hiệu trưởng cũng như các GV để tần suất cũng như hiệu quả sử dụng TBDH của họ được cao hơn.
    Đối với giáo viên:

    - Cần được tập huấn nhiều hơn với thời lượng và nội dung phong phú hơn về PPDH có sử dụng TBDH.

    - Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng GV như tham quan học hỏi các trường ở các vùng phát triển, các khu công nghiệp, các phòng thí nghiệm;

    - Đa dạng hoá các tài liệu tập huấn, cung cấp thêm các băng đĩa hình ghi nội dung tập huấn, các băng đĩa nội dung giảng dạy có đổi mới phương pháp, các băng đĩa hướng dẫn sử dụng TBDH;

    - Yêu cầu GV tự làm thiết bị dạy học Hoá học; đặc biệt khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Hoá học.

    Đối với nhà trường:

    - Đề ra các biện pháp trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH hiệu quả. Xây dựng các phong trào tự làm TBDH với nội dung cụ thể có qui trình và ứng dụng cụ thể trong các tiết học, có rút kinh nghiệm và cải tiến thiết bị để hoàn chỉnh thiết bị tự làm .

    - Nên có quản lí sát sao về việc sử dụng TBDH bằng hình thức như đăng kí kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học theo tháng nộp cho phòng phụ trách, hiệu phó phụ trách chuyên môn và có chế tài thưởng phạt nghiêm minh với các GV thực hiện tốt hay không thực hiện tốt việc sử dụng TBDH. Cần có qui định bắt buộc về sử dụng TBDH ở những bài học có TBDH, có hình thức quản lí công khai và hiệu quả.

    Từ khóa: 1/ Thiết bị dạy học; 2/ Chất lượng thiết bị dạy học; 3/ Hiệu quả sử dụng TBDH; 4/ Môn Hóa học.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...